Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn


I. Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Chu Mạnh Trinh và bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca, một trong những tác phẩm có giá trị nhất miêu tả vẻ đẹp của dãy núi Hương Sơn.

2. Thân bài

- 4 câu thơ đầu: Bầu trời cảnh Bụt.

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây,
"Đệ nhất động" hỏi là đây có phải?

+ Vẻ đẹp chốn bồng lai tiên cảnh, núi non hùng vĩ, mây trời bảng lảng, sông nước mênh mông, một vẻ đẹp siêu thực mà con người ao ước bấy lâu được diện kiến.
+ Câu thơ hỏi khẳng định vẻ đẹp "đệ nhất động", hang động đẹp nhất
- 12 câu thơ tiếp theo: Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh.
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngủ sác long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.

+ Từng khung cảnh, từng sự vật đều mang không khí thần tiên mà không kém phần hùng vĩ. Suối dẫn tới chùa, hang nối tiếp động, hệ thống núi nước được thiên nhiên ban tặng có một không hai.
+ Trong cảm xúc choáng ngợp về khung cảnh Hương Sơn, tác giả bày tỏ tình yêu và lòng ngưỡng mộ đối với quê hương, đất nước.

- 3 câu thơ cuối: Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật;

Cửa từ bi công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh càng yêu.

+ Màu sắc linh thiêng và kì bí của Phật pháp
→ Người đọc cảm nhận được sự giao thoa và hòa hợp giữa con người và thiên nhiên, không chỉ có núi non nước ngự trị mà còn có cả đình chùa do con người xây dựng, lòng hướng Phật do con người truyền bá.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vẻ đẹp nước non phong cảnh hữu tình của cảnh sắc Hương Sơn.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chuẩn)

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà văn, nhà thơ thể hiện tài năng và bày tỏ cảm xúc. Đứng trước một khung cảnh đẹp, con người khó tránh khỏi cảm giác rợn ngợp, say đắm, để rồi xuất khẩu thành thơ. Đối với Chu Mạnh Trinh, cảm xúc ấy được đẩy tới đỉnh điểm khi có dịp thăm thú Hương Sơn, một dãy núi với hệ thống núi nước trùng điệp, phức tạp, được mệnh danh là "Nam thiên đệ nhất động". Trong ba tác phẩm viết về cảnh non nước hữu tình nơi đây, "Hương Sơn phong cảnh ca" là bài thơ nổi bật và giàu tính miêu tả nhất.

Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn tại đây.

--------------------HẾT----------------------

Bên cạnh bài Dàn ý phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn hay lớp 11 khác như: Phân tích bài Cáo bệnh bảo mọi người, Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca, Phân tích đoạn 1 bài Bạch Đằng giang phú, Phân tích bài thơ Quốc tộ của Đỗ Pháp Thuận.

Khi đón đọc dàn ý phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn, các em sẽ có những hình dung cơ bản về vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên nơi núi Hương Sơn với bầu trời cảnh Bụt, với tiếng chuông chùa… khiến con người có cảm giác như đang hòa mình vào chốn bồng lai tiên cảnh.
Phân tích bài thơ Bài ca phong cảnh Hương Sơn
Phân tích vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn qua bài thơ Hương Sơn phong cảnh
Phân tích bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca
Dàn ý bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Bài ca Côn Sơn
Phân tích 12 câu đầu bài Côn Sơn Ca
Sơ đồ tư duy Bài ca phong cảnh Hương Sơn

ĐỌC NHIỀU