Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến

Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến


I. Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến (Chuẩn)


1. Mở bài

- Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam.
- Với khổ thơ đầu là nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.


2. Thân bài

* Tác giả:
- Quang Dũng quê ở Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), ông là một nghệ sĩ đa tài.
- Phong cách thơ ông gói gọn trong mấy từ: Phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

* Tác phẩm:
- Tây Tiến sáng tác cuối năm 1948, ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng hồi tưởng lại về những ngày tháng ở binh đoàn Tây Tiến.
- Cảm hứng bao trùm bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.
* Phân tích:
- Hai dòng thơ đầu: Nỗi nhớ bao trùm, mạch cảm hứng chủ đạo của bài thơ
+ “Sông Mã”, “Tây Tiến” đều như trở thành những người thân thương ruột thịt mà Quang Dũng dành trọn tình cảm nhớ thương.
+ “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ lạ lùng của những người lính từ phố thị.
→ Núi rừng Tây Bắc đã khắc vào tâm hồn của họ những kỷ niệm không bao giờ quên, đồng thời cũng là nỗi trống trải lạc lõng trong lòng tác giả.
- Hai câu thơ tiếp:
+ “Sài Khao”, “Mường Lát” là những địa danh gợi nhắc về địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, mở rộng sang các không gian khác trong bài thơ.
+ Nỗi nhớ ở đây dường như dàn trải khắp vùng không gian rộng lớn, mỗi một nơi bước chân tác giả đi qua, ông đều dành những tình cảm yêu thương đặc biệt, trở thành kỷ niệm khắc sâu trong lòng.
+ Những kỷ niệm nhỏ như sự “mỏi” sau chặng hành quân, ngọn đuốc hoa bập bùng trong đêm tối đều chứng minh nỗi nhớ lớn lao của tác giả.

- Bốn câu thơ tiếp “Dốc…xa khơi”:
+ Gợi sự hiểm trở của núi rừng Tây Bắc, sự vất vả và những nỗ lực kiên cường của người lính chiến khi hành quân.
+ “Súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa thú vị, thể hiện tâm hồn lãng mạn, hồn nhiên và hài hước của người lính chiến trong gian khổ.
+ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” là vẻ đẹp của sự sống, sự thi vị lãng mạn giữa núi rừng hoang vu, gợi sự bình yên, chốn dừng chân cho người lính.
- Hai câu thơ “Anh bạn…quên đời”:
+ Sự hy sinh cao cả của người lính chiến, tư thế hiên ngang, oai hùng sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc.
+ Niềm xót xa cùng với sự cảm phục tinh thần hy sinh của Quang Dũng dành cho đồng đội.

- Bốn câu kết đoạn: “Chiều chiều…nếp xôi”
+ Vẻ oai linh, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc với kết cấu thơ tân kỳ, dùng động từ mạnh, thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập nơi rừng thiêng nước độc của ác thú.
+ Sự bừng tỉnh khỏi kỷ niệm của tác giả, quay về hiện thực với nỗi nhớ tha thiết, nồng nàn, nhớ tình quân dân ấm nồng với nắm xôi, hương lửa những ngày còn chiến đấu.


3. Kết bài

- Suốt 14 dòng thơ đầu xoay xung quanh nỗi nhớ khôn nguôi về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, về vẻ đẹp vượt lên trên khó khăn gian khổ của người tính, sự hy sinh cao cả, nét lãng mạn trong tâm hồn người lính trẻ giữa những gian khổ chất chồng.
- Bằng ngòi bút hào hoa và lãng mạn Quang Dũng đã diễn tả một cách chân thực nhất những nỗi nhớ khắc khoải trong tâm hồn của người lính chiến về một thời kháng chiến đã đi qua.
 

II. Bài văn mẫu Dàn ý cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến (Chuẩn)

Tây Tiến được xem là đứa con đầu lòng tráng kiện và tài hoa của Quang Dũng và của cả nền thơ kháng chiến của văn học Việt Nam, đặc biệt là của những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Những chàng thư sinh áo trắng, rời bỏ bút mực xanh lên đường đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc, quê hương tha thiết, vì nền hòa bình của dân tộc, họ đi với trái tim kiêu hùng, anh dũng nhưng vẫn mang những nét lãng mạn, hào hoa của lớp trẻ tri thức Hà Nội. Điều ấy đã được nhà thơ Quang Dũng tái hiện một các xuất sắc trong bài thơ Tây Tiến bằng ngòi bút phóng khoáng, hồn hậu và rất mực tài hoa lãng mạng. Với khổ thơ đầu, nhà thơ đã hướng về nội tâm của người lính chiến, cũng chính là bản thân tác giả với những nỗi nhớ tha thiết miền đất Tây Bắc và vẻ đẹp vượt vượt lên khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến.

Quang Dũng quê ở Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội), ông là một nghệ sĩ đa tài, vừa là nhạc sĩ, vừa là họa sĩ chính vì thế thơ ông rất giàu chất nhạc và chất họa. Quang Dũng còn là một người lính ưu tú, tham gia nhiều chiến trường khác nhau, nên những vần thơ của ông về người lính rất chân thật và sống động, với sức truyền cảm mạnh mẽ,...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết bài mẫu Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến tại đây.

------------------HẾT---------------


>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến

Để củng cố kiến thức về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, các em có thể tham khảo thêm: Soạn bài Tây Tiến, Sơ đồ tư duy Tây Tiến, Cảm nhận bài Tây Tiến của Quang Dũng, Bình giảng bài thơ Tây Tiến


Những hướng dẫn viết dàn ý nêu cảm nhận về đoạn thơ đầu của bài Tây Tiến sẽ là tài liệu cần thiết và hữu ích cho các em học sinh khi em chuẩn bị cho bài viết hoàn chỉnh sắp tới. Dựa vào những gợi ý này, em có thể bổ sung vào dàn ý của mình cho hoàn thiện, đầy đủ hơn.
Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên Tây Tiến siêu hay của học sinh giỏi
Cảm nhận và phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài Tây Tiến hay nhất chọn lọc
Dàn ý cảm nhận về khổ 3 bài thơ Tây Tiến
Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến: "Doanh trại... đong đưa"
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thiên nhiên qua hai đoạn thơ trong Tây Tiến và Việt Bắc
Cảm nhận về hai đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc và Tây Tiến

ĐỌC NHIỀU