1. Mở bài
- Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất nhất của nền văn học Việt Nam, với chất văn độc đáo, sáng tạo được tạo nên từ ngòi bút tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Hình tượng ông lái đò được Nguyễn Tuân dành tặng cho một danh xưng hết sức thú vị "chất vàng mười Tây Bắc".
2. Thân bài
- Chất vàng mười được làm nên từ những người lao động nhỏ bé, không tên tuổi, vẫn luôn ngày đêm lao động chiến đấu cho cuộc sống mưu sinh vất vả.
- Biểu hiện của chất vàng mười:
+ Ông lái đò không chỉ đơn thuần là một người lao động bình thường mà còn mang trong mình hai vai trò khác ấy là người chiến sĩ trên mặt trận sông nước, lại cũng là người nghệ sĩ tài hoa, hằng ngày vẫn viết lên những bản trường ca lao động anh hùng, điêu luyện.
+ Niềm đam mê lao động, sự kiên trì dũng cảm, trong công việc, ta thấy trong tâm hồn ông lão hãy còn rất sôi động, nhiệt thành, ông chẳng thích những thứ êm đềm, dễ dàng, cái bản tính hiếu chiến, trẻ trung, niềm đam mê khai phá, lao động, chinh phục gian nan. =>Người lao động hết lòng vì công việc, sáng tạo.
+ Kinh nghiệm, lòng can đảm, kiên trì của ông lái đò, khi ngược xuôi vô số lần trên sông Đà => Người chiến sĩ can trường trên mặt trận sông nước.
+ Sự nghiêm túc, tỉ mẩn, trong tâm hồn của người lái đò. Sông Đà dường như đã ăn sâu vào máu thịt, đó là bản trường ca mà người nghệ sĩ từng nghiên cứu, tập dượt vô số lần, đã thuộc lòng "từng dấu chấm câu, dấu chấm than, cả những đoạn xuống dòng", đến mức "đóng đanh vào lòng". => Người nghệ sĩ kính nghiệp.
- Trong lúc vật lộn với sóng nước, người ta chỉ thấy hiện lên sự kiên cường, vững chãi, sự bình tĩnh của một người lính chiến, bàn tay cầm mái chèo ấy là "tay lái ra hoa", rất điệu nghệ và gọn gàng, dứt khoát, không một chút bối rối sơ sẩy => Chất vàng của nghệ thuật và chinh chiến như hòa vào làm một tổng thể, phối hợp rất ăn ý.
3. Kết bài
- Hình tượng ông lái đò chính là đại diện cho chất vàng mười quý báu được hun đúc từ đời sống lao động, từ máu, mồ hôi và nước mắt.
- Nó là đại diện cho sức mạnh của con người, dẫu nhỏ bé giữa mẹ thiên nhiên, thế nhưng bằng sự nỗ lực, phấn đấu và tôi luyện không ngừng nghỉ, con người vẫn có thể chế ngự được thiên nhiên, tạo nên thế cân bằng của tạo hóa.
Người lái đò sông Đà là một trong những tùy bút xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam. Bài tuỳ bút có chất văn độc đáo, mới lạ được sáng tạo nên từ ngòi bút tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Qua "Người lái đò sông Đà", ta thấy hiện lên hình ảnh một con sông Đà với vẻ hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng không kém phần thơ mộng lãng mạn, mà tổng thể dường như con sông ấy cũng như có linh hồn, một tâm hồn sôi động bao bọc bên ngoài cái vẻ dịu dàng tiềm ẩn tựa một con người đang sống vậy. Trong văn bản sự xuất hiện của hình tượng ông lái đò được Nguyễn Tuân dành tặng cho một danh xưng hết sức thú vị "chất vàng mười Tây Bắc", thể hiện cái sự trân trọng, ngưỡng mộ mà tác giả dành cho ông lái đò trong công cuộc lao động mưu sinh, rất đỗi anh hùng, nghệ sĩ.
Phải nói rằng, hình tượng ông lái đò mà Nguyễn Tuân hướng đến, vốn nhìn vào tưởng chẳng có gì đặc biệt, nếu như không có cái đôi mắt và óc quan sát của Nguyễn Tuân chịu khó tìm tòi.
Ông lái đò cũng như bao con người lao động khác, ngày ngày vẫn cần mẫn với cái kế sinh nhai của mình, chèo đò ngược xuôi sông Đà không mệt nghỉ, Nguyễn Tuân không đề cập rõ về tên, tuổi, gốc gác của ông lái đò, mà chỉ lướt qua mấy nét cơ bản. Và cái làm người ta chú ý hơn cả đó là ngoại hình của ông lão, ai mà nghĩ được rằng một ông lão, đã ngoài cái tuổi thất thập cổ lai hi, vẫn còn ngày ngày vật lộn với sóng nước, bộ dáng đầy phong sương, mang đậm hơi thở của miền sông nước dữ dội, "tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhãn giới vòi vọi như nhìn về một bến xa nào đó,...". Để nói về cái gian truân trong cuộc sống lao động của ông lái đò...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu: Cảm nhận về danh xưng chất vàng mười Tây Bắc mà Nguyễn Tuân dành tặng ông lái đò trong Người lái đò sông Đà
---------------------HẾT-----------------------
Cùng tìm hiểu thêm một số bài văn mẫu phân tích/ nêu cảm nhận về tác phẩm đã học bên cạnh Dàn ý cảm nhận về danh xưng chất vàng mười Tây Bắc mà Nguyễn Tuân dành tặng ông lái đò trong Người lái đò sông Đà được biên soạn trong SGK Ngữ văn lớp 12 tuần học 16. Chúng tôi đã tổng hợp được: Soạn bài Người lái đò sông Đà ngắn gọn, Cảm nhận về Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Phân tích hình tượng người lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà;...