1. Mở bài
- Kim Lân là một ngòi bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, tác phẩm tiêu biểu phải kể đến là truyện ngắn Vợ nhặt.
- Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có ý kiến cho rằng: "Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945". Lại có ý kiến khẳng định "Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết".
2. Thân bài
* Tác giả - tác phẩm:
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của truyện Kim Lân thường tập trung ở những quang cảnh nông thôn và cuộc sống của những người nông dân.
- Vợ nhặt là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất nằm trong tập truyện Con chó xấu xí, viết về nạn đói khủng khiếp năm 1945 và niềm tin tưởng hy vọng vào một cuộc cách mạng đổi đời của người nông dân cùng khổ thời bấy giờ.
* Giải thích:
- Nói "Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945", là đề cập đến giá trị hiện thực của tác phẩm, tái hiện lại số phận khốn khổ của những người nông dân dưới sự chèn ép tàn độc "một cổ hai tròng", của cả thực dân Pháp và phát xít Nhật.
- Về ý kiến "Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết", thì nhận định này đã nêu lên được giá trị nhân đạo ẩn chứa bên trong Vợ nhặt. Đó là lòng yêu thương, khát vọng sống mãnh liệt, sâu xa hơn cả là niềm tin vào một tương lai tươi sáng, niềm tin vào cách mạng sẽ thay đổi cuộc đời họ, sự giác ngộ cách mạng tiềm tàng của nhân vật chính.
* Bàn luận:
- Gía trị hiện thực thể hiện qua 3 nhân vật:
+ Tràng: Nghèo, dân ngụ cư, xấu xí, có một mẹ già, lại đưa Thị về làm vợ, đêm tân hôn, bữa cơm đầu tiên đều thê thảm.
+ Thị: Người đàn bà sưng sỉa vì miếng ăn, theo không Tràng cũng vì miếng ăn, nạn đói cướp đi của Thị tất cả, Thị sợ phải chết đói.
+ Bà cụ Tứ: Nghèo khổ, thương và lo cho con, nhưng không giúp được gì.
=> Tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói.
- Giá trị nhân đạo:
+ Tràng: Nhân hậu, vô tư, giàu lòng trắc ẩn, đưa Thị về làm vợ mà không mảy may suy nghĩ. Việc có vợ khiến Tràng trở nên có trách nhiệm, có niềm tin vào cuộc sống tương lai, khao khát hạnh phúc, giác ngộ cách mạng.
+ Thị: Thay đổi trở thành vợ hiền, dâu thảo, đem lại làn gió mới cho xóm ngụ cư, cho gia đình cụ Tứ, khiến Tràng trở thành người đàn ông chín chắn.
+ Cụ Tứ: Lòng thương con đã khiến cụ chấp nhận Thị làm dâu, yêu thương và xót xa cho Thị. Nồi cháo cám trong bữa cơm đầu tiên Thị về làm dâu chính là niềm yêu thương là tình cảm ấm áp mà người mẹ dành cho những đứa con của mình, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng.
=> Vẻ đẹp đạo lý tình người, niềm khao khát sống, hạnh phúc, niềm tin mãnh liệt vào tương lai sẽ trở nên tốt đẹp hơn trong tác phẩm.
3. Kết bài
- Hai ý kiến trên chính là giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm, cả hai vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau, tổng hòa đã tạo nên một tác phẩm xuất sắc.
- Qua ngòi bút Kim Lân, xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8 hiện lên một cách chân thực và tinh tế, qua những nỗi khốn khổ, bất hạnh trong cuộc sống của các nhân vật chính thì vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trong xã hội cũ lại càng được thể hiện rõ nét và thật đáng trân trọng.
Nếu xét 10 nhà văn xuất sắc nhất của nền năm học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thì không có tên của nhà văn Kim Lân bởi số lượng tác phẩm của ông quá ít, thế nhưng nếu xét 10 tác phẩm văn học xuất sắc nhất trong giai đoạn này thì Kim Lân lại một mình ôm trọn tới hai tác phẩm, một là truyện ngắn Làng và tác phẩm còn lại là truyện ngắn Vợ Nhặt. Với nhà văn Kim Lân thì khi nhìn nhận lại hai tác phẩm xuất sắc nhất của mình, ông cũng tự thấy rằng truyện ngắn Vợ nhặt còn hay hơn Làng rất nhiều, bởi những giá trị nội dung nó mang lại quá đỗi sâu sắc, phản ánh đúng thực trạng đất nước và nhân dân Việt Nam ta những năm tháng trước cách mạng. Nhận xét về truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có ý kiến cho rằng: "Vợ nhặt miêu tả sâu sắc tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945". Lại có ý kiến khẳng định "Vợ nhặt đã thể hiện cảm động vẻ đẹp tình người và khát vọng sống mãnh liệt của người nông dân ngay trên bờ vực của cái chết". Đi sâu vào phân tích tác phẩm mới thấy, cả hai ý kiến trên đều đúng và là giá trị nội dung cốt lõi mà Kim Lân thực sự muốn truyền tải trong tác phẩm này.
Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở tỉnh Bắc Ninh. Ông chỉ học hết bậc tiểu học, rồi phải lăn lộn kiếm sống chật vật bằng rất nhiều nghề, từ năm 1944 đã bắt đầu tham gia hội văn hóa cứu quốc, liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến, phục vụ cách mạng...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt tại đây.
--------------------HẾT------------------------
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí được biên soạn trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 12 tuần học thứ 21. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh của người nông dân trong nạn đói năm 1945 mà còn thể hiện đưuọc bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ. Cùng với Dàn ý bình luận những ý kiến đánh giá về truyện Vợ nhặt, các em có thể tham khảo thêm một số bài viết khác như: Phân tích hình ảnh gia đình có người vợ nhặt trong truyện Vợ nhặt, Soạn Văn vợ nhặt ngắn gọn, Phân tích nhân vật vợ Tràng trong truyện Vợ nhặt, Cảm nhận về tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt;...