Những lễ vật trong cúng bái là điều chúng ta cần chú trọng và đặc biệt là dịp cúng giao thừa sắp tới, cúng giao thừa có ý nghĩa gì, cúng giao thừa có cần gạo, muối không? Hãy cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để chuẩn bị cho nhu cầu cúng lễ của mình hợp lý và đúng chuẩn nhất nhé.
Cúng giao thừa có cần gạo muối?
Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa được coi là nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt, đây cũng là thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm mà mọi người cùng nhau cầu mong những điều tốt lành đến với gia đình mình.
Cúng giao thừa hay còn gọi là Lễ Trừ tịch này còn có y nghĩa là trừ khử ma quỷ. Theo quan niệm của người xưa, mỗi năm sẽ có một vị thần cai quản các việc ở dưới nhân gian, hết năm thì vị thần khác sẽ tiếp quản theo chu kỳ 12 con giáp nên việc cúng Giao thừa diễn ra nhằm tiễn vị thần cũ và đón vị thần mới.
Nếu các bạn chưa biết Trừ tịch là gì? ý nghĩa như thế nào? thì hãy cùng tham khảo để hiểu rõ hơn nhé.
* Lễ cúng Giao thừa ngoài trời
- Bình hương
- Hai đèn dầu (Hai cây nến) ở hai bên.
- Con gà
- Bánh chưng
- Hoa tươi, trái cây
- Mứt kẹo
- Vàng mã
- Rượu
Sau khi lễ cúng được chuẩn bị đầy đủ các bạn cũng có thể tham khảo thêm Cúng giao thừa ngoài trời để ứng dụng cho nhu cầu cúng của mình diễn ra phù hợp nhất.
Lễ cúng giao thừa cần những gì
* Lễ cúng Giao thừa trong nhà:
- Đối với cỗ mặn thì gồm có xôi đậu xanh, thịt gà, bánh chưng, xôi gấc, giò - chả ... cùng nhiều món ăn khác tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu của từng gia đình.
- Đối với cỗ ngọt, chay thì gồm có bánh kẹo, hoa tươi, hương, đèn nến, rượu/bia, mứt cùng các đồ uống khác.
Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền mà sẽ chuẩn bị lễ cúng sẽ khác nhau và cách cúng hay Bài cúng giao thừa là khác nhau.
- Mâm cỗ cúng ở miền Bắc: được tính theo số đĩa và bát, tùy vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa; 6 bát 6 đĩa hoặc là 8 bát và 8 đĩa ... Trong đó, bát gồm có bát bóng nấu thập cẩm, móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát mọc, bát miến nấu lòng gà. Còn với đĩa thì gồm có đĩa thịt gà luộc, đĩa bánh chưng hoặc xôi, đĩa giò lụa và giò xào, đĩa thịt đông, đĩa dưa muối hành. Đối với đĩa gà thì nên cúng gà trống thiến.
- Mâm cỗ cúng ở miền Trung: gồm có bánh chưng, bánh tét, đĩa giò, đĩa dưa món, đĩa chả Huế, bánh ninh măng khô, đĩa ram ...
- Mâm cỗ cúng ở miền Nam: gồm có canh măng nấu, đĩa củ cải ngâm nước mắm, bánh tét, canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo luộc, đĩa nem, củ kiệu, đĩa dưa giá, đĩa chả giò, đĩa gỏi tôm thịt.
Cúng giao thừa có cần gạo muối không?
Câu trả lời này chúng tôi xin nói là Có nhé các bạn. Trong đêm cúng lễ giao thừa hay lễ Trừ tịch thì không thể thiếu gạo và muối.
Gạo muối cho Lễ cúng giao thừa
Đây cũng là theo quan niệm của nhiều vùng miền và địa phương khác nhau sẽ chuẩn vị muối, gạo và rượu để sau khi cúng xong sẽ dùng để trừ tịch hay còn gọi là xua đuổi tà ma và chuẩn bị sẵn sàng để chào đón năm mới, đón những điều tốt đẹp nhất.
Qua bài viết này chắc hẳn quý vị và các bạn sẽ hiểu rõ hơn về lễ cúng giao thừa cũng với những điều cần lưu ý. Năm mới cũng sắp đến chúng tôi xin gửi lời chúc đến quý vị và các bạn một năm mới may mắn và nhiều niềm vui trong cuộc sống.