Nhu cầu thị trường ngày một thay đổi, đối với chuột máy tính cũng như vậy, từ mẫu mã, màu sắc cho đến tính năng, công dụng. Không còn cảnh tháo chuột ra và tiến hành vệ sinh, lau chùi như những thập kỉ trước, sự ra đời của chuột quang và chuột laser như một bước tiến hớn của chuột vi tính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết, chuôt quang khác chuột laser như thế nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn có những so sánh khách quan, đồng thời đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất đối với nhu cầu của bản thân.
Phương thức hoạt động của chuột quang và chuột laser
Chuột quang sử dụng một đèn pha (thông thường có màu đỏ) và một camera siêu nhỏ. Khi bạn di chuột trên bàn hoặc trên mousepad (bàn di chuột), ánh sáng từ bộ phát bên trong chuột của bạn sẽ phát xuống bề mặt này. Sau đó hệ thống camera siêu nhỏ nói trên sẽ chụp hàng chục bức ảnh trong một giây. Sau thời gian ấy, chuột quang sẽ so sánh các bức ảnh để tìm ra hướng đi của chuột.
Sau thời gian ấy, chuột sẽ gửi dữ liệu bao gồm các thông số di chuyển về CPU, và con trỏ chuột trên màn hình sẽ chuyển di ứng với với chuyển động của chuột.
Chuột la-ze hoạt động với phương thức gần như tương tự so với chuột quang nhưng lại sử dụng ánh sáng hồng ngoại mà bạn không thể nhìn thấy được thay vì sử dụng ánh sáng thường giống như chuột quang. Chính vì lý do này, dù chuột la-ze không phát ra ánh đèn rõ ràng như chuột quang. Nhưng bạn vẫn nên tránh nhìn thẳng vào cảm biến của chuột khi vẫn đang kết nối với máy tính. Hành động này sẽ gây tổn thương trầm trọng tới mắt của bạn.
Tính năng
Khi sử dụng chuột laser và chuột quang, bạn cần phải chú ý tới 2 yếu tố: DPI (số điểm/inch) và Polling Rate (tần số lấy mẫu) của chuột.
Ngoài ra, chúng ta có thể so sánh cơ chế chung của chuột quang và laser là chụp ảnh liên tục bề mặt lót chuột và phân tích hình ảnh để tính ra tọa độ con trỏ. Vì thế, bộ cảm biến chụp ảnh càng “rõ” thì tọa độ tính được càng chính xác. Nếu chuột quang dùng đèn LED để chiếu thì chuột laser dùng tia laser để quét nên bề mặt được ghi nhận chi tiết cả độ lồi lõm. Bên cạnh yếu tố chất lượng thấu kính, bộ cảm biễn cũng cần phải nhanh, nhạy thì kết quả tọa độ mới chính xác.
Chỉ số quan trọng nhất của chuột laser là độ phân giải (ĐPG) (resolution): “dpi”(dot per inch) hoặc “cpi” (counts per inch). Chuột laser hiện có độ phân giải từ 400 đến 2.000 dpi. Dpi hay cpi càng cao thì số lần đo mẫu càng nhiều và tính toán tọa độ càng chính xác. ĐPG của chuột càng lớn thì tốc độ di chuyển con trỏ càng cao nhưng cũng nhạy với từng cử động nhỏ của cổ tay.
Trên đây là một vài so sánh nhỏ về sự khác nhau giữa chuột quang và chuột laser. Hy vọng các bạn sẽ có những lựa chọn phù hợp nhất với bản thân và nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp một số thủ thuật với chuột máy tính. Nếu quan tâm, mời bạn ghé qua để tham khảo.
Khi học về máy tính, bạn sẽ gặp phải rất nhiều những khái niệm mới và chưa bao giờ từng được nghe thấy, và module quang XFP và SFP là 2 trong só rất nhiều khái niệm đó, nếu muốn hiểu sâu về 2 module này, các bạn hãy tham khảo bài viết so sánh sự khác nhau giữa module quang XFP và SFP mà chúng tôi đã giới thiệu để bổ sung thêm kiến thức hữu ích cho mình.