Cách trả lời Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực? khi phỏng vấn

Cho dù bạn đã đi làm được một thời gian hay chỉ mới ra trường, thì bạn chắc chắn cũng đã quen với những áp lực khi làm việc. Đôi khi, nhà tuyển dụng có thể sẽ đề cập đến vấn đề này trong quá trình phỏng vấn, thông qua một câu hỏi quá quen thuộc "Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?" Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ phản ứng như thế nào khi phải chịu áp lực, và xem những phản ứng của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đồng nghiệp và cả công ty.

Cách trả lời "Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?" khi phỏng vấn

Bạn có thể trả lời câu hỏi này dựa trên những kinh nghiệm giải quyết áp lực trong quá khứ. Và, qua những tình huống như vậy, bạn sẽ phát hiện ra được những điểm mạnh, điểm yếu của mình. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn khi trả lời câu hỏi này:

Mục đích của câu hỏi

Khi đặt ra câu hỏi bBạn làm cách nào để giải quyết áp lực", nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ giải quyết áp lực trong công việc như thế nào và phản ứng ra sao khi công việc căng thẳng. Điều này đặc biệt quan trọng khi mà áp lực là điều không thể tránh khỏi trong công việc và liệu bạn có để nó ảnh hưởng đến năng suất làm việc hay không.

Họ cũng muốn biết liệu những áp lực từ cuộc sống bên ngoài có thể làm ảnh hưởng đến công việc của bạn hay không. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng sẽ luôn ưu ái những người có thể giải quyết tốt căng thẳng, cả trong công việc là cuộc sống.
 

Mục Lục bài viết:
1. Những câu trả lời hay.
2. NHững bí quyết chinh phục.
3. Những lỗi cần tránh.

Cách trả lời "Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?" khi phỏng vấn

Để trả lời câu hỏi này, Theo kinh nghiệm của những người sử dụng phần mềm tìm việc làm vn.joboko.com https://vn.joboko.com bạn nên đưa ra những ví dụ cụ thể rằng bạn đã giải quyết áp lực như thế nào trong quá khứ. Bạn cũng có thể kể ra một vài lần mà năng suất công việc của bạn thậm chí tăng vọt khi phải chịu áp lực lớn. Cũng đừng quên nhấn mạnh rằng một chút áp lực sẽ giúp thúc đẩy bạn làm việc hiệu quả hơn và đưa ra ví dụ về một trường hợp như thế
 

I. Một số câu trả lời hay

Bạn có thể tham khảo một số câu trả lời dưới đây và kết hợp với những kinh nghiệm thực tế của mình để đưa ra câu trả lời thuyết phục nhất.

1. Áp lực cũng là một yếu tố giúp tôi hoàn thành tốt công việc của mình, ví dụ như khi có nhiều báo cáo cần hoàn thành hoặc khi đến gần deadline chẳng hạn. Tôi cũng có kinh nghiệm làm cùng lúc nhiều dự án khác nhau mà vẫn kịp deadline. Trước đây, tôi đã từng phải làm tới 3 dự án lớn chỉ trong một tuần, và rất may là kinh nghiệm sắp xếp công việc đã giúp tôi vượt qua áp lực.

2. Với tôi, việc xử lý tình huống quan trọng hơn giải quyết áp lực. Ví dụ khi phải làm việc với khách hàng khó tính, tôi thường tập trung làm đúng quy trình và hoàn thành những việc cần làm tốt nhất có thể thay vì phàn nàn về sự khó chiều của khách hàng. Như vậy, khi vấn đề được giải quyết, tôi cũng sẽ không cảm thấy áp lực nữa.

3. Khi càng áp lực thì tôi làm việc lại càng hiệu quả hơn. Là một nhà văn và biên tập viên tự do, tôi thường tự đặt ra cho mình deadline cụ thể, khi đó, tôi sẽ biết mình cần làm gì và phát huy được hết khả năng sáng tạo của mình.

4. Tôi là người khá nhạy cảm và nếu như có một thành viên trong nhóm bị stress, tâm lý của tôi cũng rất dễ bị ảnh hưởng. Khi đó, tôi sẽ hỏi han đồng nghiệp và chia sẻ công việc nếu cần thiết, để tạo tâm lý vui vẻ cho cả đội. Chỉ có như vậy thì tất cả mọi người mới có thể yên tâm làm việc.
 

II. Bí quyết để đưa ra câu trả lời thuyết phục

- Cho nhà tuyển dụng thấy cách giải quyết áp lực của bạn: Khi đó, họ sẽ có được cái nhìn khách quan nhất về mức độ thích nghi và những gì bạn sẽ làm trong các tình huống căng thẳng. Ví dụ, bạn có thể mô tả khoảng thời gian bạn đã phải nhận công việc cực khó và bạn đã hoàn thành nó như thế nào.

- Làm nổi bật thành công: Khi trả lời câu hỏi: "Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực", hãy đưa ra ví dụ về những thành công của bạn dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất và cho người phỏng vấn thấy được bạn đã giải quyết vấn đề như thế nào.

- Khẳng định kinh nghiệm của bản thân: Áp lực trong công việc là điều hoàn toàn bình thường. Và nếu như vị trí bạn ứng tuyển sẽ thường xuyên phải chịu nhiều áp lực lớn, thì hãy khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn đã quá quen với áp lực khi làm việc và coi nó là điều tất yếu.

- Để ý đến cử chỉ, hành động khi phỏng vấn: Những cử chỉ của bạn trong quá trình phỏng vấn cũng có thể cho nhà tuyển dụng thấy được bạn có đang căng thẳng hay không. Đừng à ừm quá nhiều khi trả lời câu hỏi, và cố gắng giao tiếp bằng mắt với người phỏng vấn. Khi cần, hãy đứng thẳng và trình bày vấn đề một cách bình tĩnh và tự tin nhất có thể. Ngoài ra, hãy hít thật sâu trước khi bước vào phòng phỏng vấn.

- Chuẩn bị kỹ trước khi đến phỏng vấn: Để có thể trả lời trôi chảy, bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng trước khi đến phỏng vấn. Cũng đừng quên tìm hiểu thông tin công ty trên các kênh các nhau để tăng tính thuyết phục cho câu trả lời của mình.
 

III. Những lỗi cần tránh

- Đưa ra ví dụ ngớ ngẩn: Tránh đưa ra ví dụ mà chính bạn đang tự tạo ra áp lực cho mình hay tự rơi vào căng thẳng không đáng có.

- Nhấn mạnh sự căng thẳng của bản thân: Bạn không nên trình bày quá nhiều bạn đã cảm thấy tức giận, căng thẳng thế nào. Mà hãy thể hiện sự chấp nhận với những áp lực ấy và nhấn mạnh những gì bạn đã làm để đối phó với nó.

Mỗi người có một cách giải quyết áp lực khác nhau; do đó, hãy tự dành thời gian suy nghĩ dựa trên đặc thù của công việc mà bạn đang ứng tuyển để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất. Một điều cần nhớ là hãy luôn tỏ ra tích cực và không quên đề cao những giá trị điểm mạnh điểm yếu của bản thân mà bạn sẽ mang lại cho công ty trong câu trả lời. Tự nhận thức được điều này là bạn đã thành công một nửa trong quá trình phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng luôn muốn tìm kiếm những ứng viên tốt nhất, đặc biệt là cho những vị trí quan trọng và phải chịu nhiều áp lực. Bằng cách đặt câu hỏi Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực? họ sẽ xác định được liệu bạn sẽ đóng góp tích cực hay sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong công ty.
Lời chúc phỏng vấn đạt kết quả tốt
Cách phản hồi ứng viên khi nhận hồ sơ email
Cách trả lời điểm yếu, điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn
Soạn bài Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
Cách trả lời bạn mong muốn làm việc ở môi trường như thế nào?
Lời chúc may mắn trước phỏng vấn xin việc

ĐỌC NHIỀU