Bảo hiểm thất nghiệp là gì? cách tính, cách nhận, thủ tục nhận tiền trợ cấp

Bảo hiểm xã hội hiện nay khi bạn được doanh nghiệp hoặc công ty đóng sẽ gồm 4 loại là bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ - BNN), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Như vậy, BHTN là một trong những loại bảo hiểm xã hội bắt buộc khi người lao động ký kết hợp đồng lao động với các doanh nghiệp. Với việc tham gia BHTN, sẽ giúp bạn đề phòng trong trường hợp không may bị thất nghiệp sẽ được cơ quan BHXH chỉ trả một khoản tiền nhất định để hỗ trợ người thất nghiệp đi tìm việc làm khác.

Cách tính và thủ tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp

 

Bảo Hiểm Thất Nghiệp Là Gì ?

Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ cho người lao động có tham gia BHXH trong tình trạng thất nghiệp, nhằm trợ cấp tạm thời cho người lao động trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, ngoài ra người lao động còn được hỗ trợ đào tạo nghề trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

 

Mức Đóng Của Bảo Hiểm Thất Nghiệp 2019

Theo quy định thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp 2019 là 1% cho cả doanh nghiệp và người lao động. Do đó, tổng số tiền mà người lao động sẽ phải đóng nếu có tham gia bảo hiểm xã hội bao gổm 10,5% so với mức lương tối thiểu.

- Trong 10,5% người lao động đóng sẽ có: 8% là BHXH, 1,5% BHYT và 1% BHTN

- Đối với doanh nghiệp sẽ phải tri trả cao hơn bao gồm: 17% BHXH, 0,5% BH TNLĐ-BNN, 3% BHYT và 1% BHTN, Tổng sẽ là 21,5%. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có tham gia công đoàn thì sẽ phải nộp phí công đoàn là 2%, và theo quy định thì doanh nghiệp phải đóng tất, người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn.

 

Điều Kiện Nhận Bảo Hiểm Thất Nghiệp 2019

- Người lao động sẽ đủ điều kiện nhận bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp tiền thất nghiệp nếu đã đóng đủ từ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính trợ cấp thất nghiệp 2019

Để tính tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, tức là số tiền bảo hiểm thất nghiệp bạn sẽ nhận được thì chúng ta sẽ áp dụng công thức tính như sau:

Số tiền trợ cấp thất nghiệp = Mức lương bình quân của 6 tháng đóng bảo hiểm liền kề trước khi thất nghiệp gần nhất x 60%.

Lưu ý: Mức lương để tính ở đây sẽ là mức lương tối thiểu của ban, không bao gồm phụ cấp hay là doanh số.

Ví dụ: Bạn đang đóng bảo hiểm xã hội với mức lương bình quân 6 tháng đóng liên kề là 10.000.000 đồng, vậy theo công thức tính ở trên, bạn sẽ được hưởng 60% lương của 10 triệu đồng này tức là bạn sẽ nhận được 6.000.000 đồng.

Thời Gian Hưởng Bảo Hiểm Thất Nghiệp

- Trường hợp bạn đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì sẽ được hưởng 3 tháng liên tiếp, mỗi tháng bạn sẽ phải đi khai báo một lần và sẽ nhận tiền trợ cấp thông qua thẻ ATM.
- Nếu số tháng bạn đọc bảo hiểm lớn hơn 12 tháng thì sau khi đủ tiêu chuẩn trên bạn sẽ được cộng thêm thêm 1 tháng nhưng tối đa không quá 12 tháng.
- Thời điểm để nhận trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày bạn nộp hồ sơ.
- Với người lao động hưởng lương nhà nước, thì tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ bản.
- Với người lao động hưởng lương doanh nghiêp, tiền trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.

Nếu muốn tra cứu nhanh quá trình đóng BHTN, thời gian hưởng BHTN của bản thân, của người khác, bạn đọc có thể tham khảo bài chia sẻ cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp 2023 để có thêm thông tin.

Hồ sơ thủ tục nhân trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động phải đến trực tiếp các Trung tâm giới thiệu việc làm quận, huyện, thành phố để được hướng dẫn làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu.
- Bản chính hoặc bản sao có công chứng hết hạn hợp đồng, thôi việc hoặc quyết định sa thải của doanh nghiệp đối với người lap động.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- 2 ảnh 3x4 để làm thẻ ATM, và tiền trợ cấp thất nghiệp sẽ chuyển tiền qua thẻ.

Một số ví dụ minh họa

Ví dụ 1:

Bạn Hồng Anh có ký hợp đồng lao động 2 năm với Công ty A với mức lương như sau:

- Từ ngày 1/9/2013 đến 31/8/2014 là 2 triệu VNĐ/tháng.
- Từ 1/9/2014 đến 31/8/2015 mức lương được tăng lên là 4 triệu VNĐ/tháng.
- Sau đó bạn Hồng Anh nghỉ thai sản từ ngày 1/1/2015 đến 30/6/2015.
- Nhưng tiếp sau đó, vì hoàn cảnh nên bạn Hồng Anh phải nghỉ việc, và Công ty A ban hành quyết định nghỉ việc cho bạn Hồng Anh có hiệu lực từ ngày 1/7/2015.

=> Như vậy, khi bạn Hồng Anh làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thì căn cứ tính cho bạn Hồng Anh sẽ là bình quân tiền lương 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc mà bạn có tham gia bảo hiểm thất nghiệp (các tháng 7, 8, 9, 10, 11 và 12/2014).

=> Mức hưởng trợ cấp thất hằng tháng của bạn Hồng Anh sẽ là:
(2 triệu đồng x 2 tháng + 4 triệu đồng x 4 tháng)/6 x 60% = 2 triệu đồng/ tháng.

Ví dụ 2:

Ngày 1/1/2015, anh Nam có ký hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm với Công ty B với mức lương là 70 triệu đồng/tháng.

- Công ty B hoạt động thuộc địa bàn vùng I, do đó sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo quy định là 3.100.000 đồng/tháng.

=> Do đó, mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa của anh Nam là: 20 lần x 3.100.000 đồng/tháng = 62.000.000 đồng/tháng.

Đến ngày 27/9/2015, anh Nam thỏa thuận và chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty B, đồng thời chuyển sang hợp đồng với Doanh nghiệp C có thời hạn là 3 tháng (từ 1/10 đến 31/12/2015) với mức lương cao hơn là 80 triệu đồng/tháng. Doanh nghiệp C hoạt động ở địa bàn vùng IV có mức lương tối thiểu vùng theo quy định là 2.150.000 đồng/tháng, tuy nhiên anh Nam lại không làm ở trụ sở chính mà làm ở chi nhánh, và chi nhánh này hoạt động thuộc vùng III, áp dụng theo vùng thì mức lương tối thiểu lại là 2.400.000 đồng/tháng.

=> Do vậy, anh Nam tham gia đóng BHTN tại tổ chức BHXH nơi chi nhánh làm việc với mức lương tối đa là: 20 lần x 2.400.000 đồng = 48.000.000 đồng/tháng.

Hết hợp đồng, anh Nam nghỉ việc và nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp thì cách tính sẽ như sau:

- 60% mức tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi anh Nam nghỉ việc là:

(62.000.000 đồng x 3 tháng + 48.000.000 đồng x 3 tháng)/6 x 60% = 33 triệu đồng.

- Tuy nhiên, theo quy định thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp không được quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm anh Nam nghỉ việc. Do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của anh Nam sẽ là:
2.400.000 đồng x 5 lần = 12 triệu đồng/tháng

Trên đây là những giải đáp về bảo hiểm thất nghiệp là gì? cách tính, cách nhận, thủ tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà bạn cần nắm để biết các thủ tục hồ sơ, giấy tờ làm bảo hiểm thất nghiệp với cơ quan có liên quan.

Ngoài, bạn cũng có thể tra cứu để kiểm tra thông tin bảo hiểm xã hội để biết thời gian mình tham gia bảo hiểm xã hội là bao lâu, cũng như các thông tin khác về cá nhân của mình trên hệ thống của bảo hiểm xã hội.

Để giải đáp thắc mắc của bạn đọc hỏi về bảo hiểm thất nghiệp là gì? cách tính, cách nhận, thủ tục nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, taimienphi.vn mới bạn đọc xem chi tiết về bảo hiểm thất nghiệp, cách tính cũng như các thủ tục để bạn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Công cụ tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp Online
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp
Tra cứu bảo hiểm thất nghiệp 2024
So sánh các gói bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam, nên mua cái nào?
2 Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp 2022
Bảo hiểm Manulife là gì? Có lừa đảo không?

ĐỌC NHIỀU