Hai khái niệm Safe Mode và Clean Boot đều là những khái niệm được sử dụng khá nhiều trong máy tính, đặc biệt khi người dùng gặp phải các lỗi phát sinh trên máy tính thường nhờ đến các tính năng này để nhanh chóng phát hiện lỗi và sửa lỗi nhanh chóng.
Tuy nhiên thực tế mỗi chế độ đều có một công dụng và chức năng khác nhau. Nếu như hiểu được những điểm khác nhau giữa Safe Mode và Clean Boot, bạn có thể dễ dàng sửa lỗi máy tính tự reset, hay thực hiện nhiều thủ thuật Windows dễ dàng.
Phân biệt Safe Mode và Clean Boot, sự khác nhau giữa hai chế độ Safe Mode và Clean Boot
Safe Mode là gì?
Safe Mode trên Windows là chế độ hoạt động an toàn của máy tính cho phép vô hiệu hóa mọi tiến trình trên Windows, ngoại trừ những tiến trình lõi của hệ thống. Tính năng này hoạt động tốt hơn so với Clean Boot nhờ khả năng khởi động Windows không cần driver GPU, card âm thanh hoặc các phần mềm bên thứ ba, thậm chí cả các tính năng như tìm kiếm, Security Center, Windows Update hay Sticky Note cũng không hề hoạt động.
Tuy nhiên trên thực tế, người dùng hoàn toàn có thể chạy được mọi chương trình cho chế độ khởi động Safe Mode nhưng sẽ bị hạn chế một số chức năng so với thông thường do các driver đã bị ngắt.
* Cách truy cập vào Safe Mode trên máy tính
Cách vào Safe Mode trên Windows 7, 8 và 10 về cơ bản có nhiều điểm khác biệt và không giống nhau trên nhiều dòng máy. Đa số máy tính hoặc laptop có phím tắt F8 được sử dụng để truy cập nhanh vào chế độ Safe Mode trong lúc đang khởi động máy tính.
Tuy nhiên khi bạn đang ở trong giao diện máy tính, bạn sẽ phải thực hiện một số thủ thuật với System Configuration để truy cập vào Safe Mode Windows 7,8,10 và thực hiện các tinh chỉnh hệ thống theo ý muốn dễ dàng.
Clean Boot là gì
Khác với Safe Mode, chế độ Clean Boot không phải là một tùy chọn được tích hợp sẵn trong Windows. Clean Boot liên quan tới cách vô hiệu hóa bằng tay tất cả các chương trình hoặc dịch vụ bên thứ ba khởi động cùng máy tính Windows. Đa số người dùng thường sử dụng Clean Boot như một cách để giải quyết các lỗi ngẫu nhiên trên máy tính phát sinh lúc khởi động hoặc một số chương trình thường bị crash lúc bật máy.
Sau khi thấy máy tính đã trở về trạng thái như bình thường, bạn có thể khởi động lại các chương trình hoặc dịch vụ chạy với Windows. Và nếu bạn lại gặp lỗi với chương trình đó thì bạn sẽ tìm được nguyên nhân và có cách sửa lỗi hiệu quả nhất.
* Cách khởi động Clean Boot, bật Clean Boot trên máy tính
Trước khi truy cập vào Clean Boot trên máy tính, tốt nhất người dùng nên tạo điểm khôi phục trên Windows 7,8,10 để tránh một số lỗi phát sinh có thể xảy ra bất ngờ.
Cách bật Clean Boot trên Windows 10, 8, 7 về cơ bản không có gì khác nhau khi người dùng chỉ cần truy cập System Configuration thông qua cụm phím tắt Windows + R > gõ lệnh msconfig. Hướng dẫn chi tiết cách bật Clean Boot trên Windows 10, 8,7, bạn đọc có thể tham khảo thêm trong hướng dẫn đã được Taimienphi.vn giới thiệu trước đó.
Lưu ý: Sau khi bạn tiến hành Clean Boot, máy tính sẽ hiển thị thông báo lỗi rằng một số chương trình, phần mềm không hoạt động ổn định.
Sự khác nhau, điểm khác biệt giữa Windows Safe Mode và Clean Boot.
- Safe Mode được sử dụng chủ yếu trong nhiều trường hợp nhằm cô lập sự cố, dò tìm sự cố và sửa lỗi Windows nhanh chóng. Trong đó đa số là các trường hợp nghi ngờ có lỗi phần cứng, người dùng có thể vào System Restore trong Safe Mode để nhanh chóng khôi phục máy về trạng thái thông thường.
Ngoài ra, Safe Mode cũng được sử dụng nhằm nhanh chóng loại bỏ virus khỏi máy tính nếu bạn nghi ngờ máy tính của bạn đã bị nhiễm virus, mã độc.
- Clean Boot được sử dụng để dễ dàng tìm ra lỗi phần mềm, chương trình hay gây treo máy tính.
Như vậy thông qua những so sánh Safe Mode và Clean Boot, bạn đọc chắc chắn đã có cho mình những kiến thức và cách phân biệt Safe Mode và Clean Boot đúng nhất. Thông qua đó, nếu gặp phải những lỗi như máy tính tự khởiđộng, reset lại, bạn cũng có thể dễ dàng sửa lỗi máy tính tự reset dễ dàng bằng cách kích hoạt một trong hai chế độ để kiểm tra lỗi.
Hiện các chế độ Safe Mode trên Windows 10 có khá nhiều để giúp người dùng có nhiều lựa chọn trong việc sửa lỗi máy tính, trong số các chế độ Safe Mode trên Windows 10, chế độ Safe Mode cơ bản là chế độ được sử dụng nhiều nhất.
Chúc các bạn thành công!