Khi truyền tải dữ liệu, bạn thường nghĩ đến việc tải dữ liệu từ trên internet hay sử dụng Bluetooth trao đổi dữ liệu tầm gần. Nhưng bạn đã bao giờ nghe đến Wibree chưa? đây là một công nghệ khá giống với Bluetooth, có nhiều ưu điểm và nhược điểm khác nhau so với Bluetooth. Để biết rõ cả hai công nghệ này và phân biệt chúng bạn đọc hãy theo dõi bài viết Wibree và Bluetooth là gì? Sự giống và khác nhau giữa Wibree và Bluetooth dưới đây nhé.
Wibree là gì?
Wibree là công nghệ vô tuyến (có khả năng trở thành một chuẩn mở của kết nối không dây) được thiết kế tiêu thụ điện năng cực thấp trong phạm vi ngắn 10m/30ft dựa trên transceiver microchip trong mỗi thiết bị.
Wibree còn được gọi là công nghệ Bluetooth Ultra Low Power, chỉ tiêu thụ một phần năng lượng nhỏ so với các công nghệ vô tuyến khác, chi phí thấp và dễ dàng tích hợp với các giải pháp Bluetooth.
Nguồn gốc Wibree
Năm 2001, các nhà nghiên cứu Nokia đã xác định nhiều kịch bản khác nhau mà công nghệ không dây hiện nay không giải quyết được. Để giải quyết vấn đề này, Nokia Research Center đã bắt đầu phát triển một chuẩn công nghệ không dây dựa trên chuẩn Bluetooth, cung cấp mức sử dụng năng lượng và giá thành thấp hơn đồng thời giảm thiểu sự khác biệt giữa Bluetooth và công nghệ mới.
Các kết quả được công bố vào năm 2004 , và lúc đó Wibree có tên gọi là Bluetooth Low End Extension. Sau khi phát triển thêm cùng các đối tác, vào tháng 10 năm 2006, Wibree chính thức được công bố và sử dụng tên gọi là Wibree như hiện nay.
Sau khi đàm phán với các thành viên Bluetooth SIG, vào tháng 6 năm 2007, một thỏa thuận đã được chấp nhận bao gồm việc sử dụng Wibree trong tương lai.
Các thông số kỹ thuật của Wibree
Wibree cũng tương tự như nhiều chuẩn Bluetooth phổ biến hiện nay. Cả hai chuẩn đều sử dụng dải tần 2,45 GHz để truyền dữ liệu và tốc độ truyền tải 1 Mbps (mặc dù chuẩn Bluetooth 2.0 mới hơn đã kết hợp tốc độ truyền tải 3.0 Mbps) và phạm vi 10m. Hai công nghệ bổ sung này khác nhau về kích thước, giá cả mức tiêu thụ điện năng.
Wibree chỉ sử dụng một phần năng lượng mà các chip Bluetooth hiện nay tiêu thụ, dẫn đến tuổi thọ pin dài hơn và các thiết bị nhỏ gọn hơn. Trong khi Bluetooth có thể được sử dụng để truyền tải các file âm thanh và file đa phương tiện, Wibree được thiết kế để mở rộng mạng lưới này bằng cách cho phép các ứng dụng truyền tải chỉ một lượng dữ liệu nhỏ và kích thước, chi phí là những thứ ưu tiên.
Nhiều ứng dụng không hiệu quả khi sử dụng công nghệ Bluetooth hiện nay, chẳng hạn như đồng hồ, cảm biến hỗ trợ theo dõi sức khỏe, và một loạt các ứng dụng khác, nhưng có thể được phát triển khi sử dụng công nghệ Wibree.
Có 2 loại Wibree - một loại dựa trên chip Wibree độc lập và một loại dựa trên chip dual-mode Wibree-Bluetooth - sử dụng cho các mục đích khác nhau và được cài đặt trên các thiết bị khác nhau.
Chip Wibree độc lập được cài đặt trong các thiết bị nhỏ, chi phí thấp, chẳng hạn như chuột không dây và bàn phím, bộ cảm biến và đồ chơi.
Chip dual-mode Wibree-Bluetooth được tích hợp trên các thiết bị di động, cho phép người dùng trải nghiệm cả 2 chuẩn - Bluetooth 2.0 tốc độ cao và công suất tiêu thụ điện năng thấp của Wibree và khả năng mở rộng để giao tiếp với một thế hệ thiết bị không dây nhỏ mới.
Wibree được đề xuất thay thế cho Radio và Media Access Controller (MAC) cho chuẩn 802.15.4 - nền tảng của ZigBee và các mạng vô tuyến khác.
Wibree bao gồm một lớp vật lý, giao thức nhẹ và có profile ứng dụng cụ thể, được thiết kế để kết nối điện thoại di động và máy tính cá nhân với một loạt các thiết bị chạy bằng pin coin-cell. Nordic Semiconductor là một trong những thành viên đầu tiên tham gia phát triển Wibree và là thành viên của nhóm đặc tả Wibree. Các thành viên khác bao gồm CSR, Broadcom, Epson, Suunto, và Taiyo Yuden.
Các chi tiết kỹ thuật này mô tả công nghệ truyền thông RF tầm ngắn với mức tiêu thụ năng lượng cực thấp, giao thức gọn nhẹ và tích hợp với Bluetooth. Wibree hoạt động trong dải băng tần 2,4 GHz ISM (công nghiệp, khoa học & y tế). Nó có một layer vật lý có tốc độ truyền tải 1Mbit/s trong phạm vi từ 5 đến 10m. Đặc điểm kỹ thuật này có 2 tính năng: dual-mode và stand-alone. Ở chế độ dual-mode, chức năng Wibree được tích hợp vào mạch Bluetooth.
Wibree được thiết kế để làm việc song song và bổ sung cho Bluetooth. Nó hoạt động ở băng tần 2,4 GHz ISM với tốc độ truyền tải lớp layer là 1 Mbit/s. Các ứng dụng chủ yếu như đồng hồ đeo tay, bàn phím không dây, đồ chơi và bộ cảm biến thể thao tiêu thụ điện năng thấp - chính là chìa khóa để yêu cầu tạo ra Wibree.
Wibree không được thiết kế để thay thế Bluetooth, mà là để bổ sung công nghệ trong các thiết bị được hỗ trợ. Các thiết bị hỗ trợ Wibree nhỏ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn so với các thiết bị Bluetooth. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các thiết bị như đồng hồ đeo tay, mô hình Bluetooth có thể quá lớn và nặng, người dùng sẽ cảm thấy không thoải mái.
Các loại Wibree
Có 2 loại Wibree: một dựa trên chip standalone và một loại khác dựa trên chip dual-mode Wibree-Bluetooth. Mỗi loại Wibree được sử dụng cho các mục đích khác nhau và được cài đặt, tích hợp trên các thiết bị khác nhau.
Chip Wibree Stand-alone được tích hợp trong các thiết bị nhỏ, chi phí thấp chẳng hạn như chuột không dây và bàn phím, bộ cảm biến và đồ chơi. Chip Wibree Stand-alone được thiết kế để sử dụng với các ứng dụng đòi hỏi tiêu thụ điện năng cực thấp, kích thước nhỏ, chi phí thấp và chỉ truyền được số lượng dữ liệu ít.
Đó là giải pháp lý tưởng cho các thiết bị nhỏ chỉ sử dụng thông điệp dữ liệu ngắn và phải có tuổi thọ pin dài. Một số thiết bị sử dụng chip Wibree Stand-alone như: đồng hồ, thiết bị thể thao, thiết bị chăm sóc sức khoẻ và bàn phím không dây.
Chip dual-mode Wibree-Bluetooth được tích hợp trên các thiết bị như điện thoại di động, cho phép người dùng trải nghiệm cả 2 chuẩn - Bluetooth 2.0 tốc độ cao và công suất tiêu thụ điện năng thấp của Wibree và khả năng mở rộng để giao tiếp với một thế hệ thiết bị không dây nhỏ mới.
Chip dual-mode Wibree-Bluetooth được thiết kế để sử dụng trong các thiết bị Bluetooth. Trong trường hợp này, chức năng Wibree có thể được tích hợp với Bluetooth, bằng cách sử dụng các thành phần Bluetooth chính và Bluetooth RF hiện có, và mức phí sẽ tăng một chút.
Phân biệt Wibree và Bluetooth
Sự giống và khác nhau giữa Wibree và Bluetooth
Về cơ bản, Wibree và Bluetooth có nhiều điểm khác nhau:
Sự khác biệt lớn nhất giữa Wibree và công nghệ Bluetooth đó là Wibree tiêu thụ mức năng lượng chỉ bằng 1/10 mức tiêu thụ năng lượng của Bluetooth.
- Tốc độ truyền tải dữ liệu: các thông số kỹ thuật trên Bluetooth mới, đáng chú ý là Bluetooth 2.0, được thiết kế nhấn mạnh về lưu lượng, hay tốc độ truyền tải dữ liệu. Trong điều kiện lý tưởng, các thiết bị Bluetooth 2.0 có thể vượt quá tốc độ 350 kb/s. Tốc độ này gấp khoảng 3 lần tốc độ tối đa của các thiết bị Wibree - tốc độ truyền dữ liệu không nhanh hơn 128kb/s.
- Sử dụng Frequency Hopping (kỹ thuật nhảy tần): Bluetooth sử dụng kỹ thuật nhảy tần để tránh bị nhiễu từ các thiết bị khác hoạt động trong cùng một tần số. Wibree không sử dụng kỹ thuật nhảy tần.
- Packet Length (độ dài gói tin): Bluetooth sử dụng độ dài gói tin cố định. Điều này làm tăng mức sử dụng năng lượng vì truyền tải dữ liệu ngay cả khi không cần thiết. Wibree có độ dài gói tin thay đổi và chỉ truyền dữ liệu khi cần thiết.
- Sử dụng pin: Bluetooth ngốn pin thiết bị nhiều vì nó cần để duy trì hoạt động. Wibree thì tiêu thụ, sử dụng pin cực thấp. Trái ngược với Bluetooth, Wibree sẽ chuyển sang chế độ ngủ khi không truyền dữ liệu. Khi ở chế độ ngủ, radio sẽ tắt và tiết kiệm năng lượng. Thiết bị Wibree chỉ bị “đánh thức” khi truyền dữ liệu.
- Đặc điểm lưu lượng truy cập: Sự khác biệt chính giữa Wibree và Bluetooth là đặc điểm lưu lượng truy cập. Bluetooth khá hữu ích trong trường hợp truyền các file, sử dụng hand free ..., lượng dữ liệu cần chuyển là đáng kể.
- Loại dữ liệu được chuyển: Wibree được sử dụng trong trường hợp truyền các dữ liệu ngắn, dữ liệu cảm biến, ….
Ứng dụng Wibree
Hãy thử tưởng tượng bàn phím không dây và chuột có tuổi thọ pin dài và kết nối với máy tính hơn một năm. Hãy tưởng tượng một chiếc đồng hồ được trang bị kết nối không dây liên lạc với cả một bộ cảm biến thể thao nhỏ bé được “nhúng” trong giày người dùng và trên điện thoại di động.
Hay có thể tưởng tượng một loạt các thiết bị cá nhân kết nối với điện thoại di động hoặc máy tính cá nhân, nhưng không phải sạc pin mỗi tuần. Thực tế Wibree sẽ giúp bạn làm hết được điều này - và nhiều hơn nữa.
- Điện thoại di động được trang bị Wibree cho phép một loạt các phụ kiện mới như thiết bị điều khiển cuộc gọi/đầu vào, bộ cảm biến thể thao và sức khoẻ, và các thiết bị bảo mật và các thiết bị thanh toán có tuổi thọ pin lên đến 3 năm (tùy thuộc vào patttern sử dụng).
Wibree sẽ mang kết nối không dây với các phụ kiện máy tính hiệu suất cao như chuột, bàn phím và bộ điều khiển từ xa đa phương tiện với tuổi thọ pin lên tới 1 năm. Ngoài ra Wibree sẽ bổ sung kết nối không dây với đồng hồ và cảm biến thể thao (ví dụ như màn hình nhịp tim) mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ pin của thiết bị.
- Phụ kiện điện thoại di động: điện thoại di động được trang bị công nghệ Wibree sẽ cho phép sử dụng một loạt các phụ kiện mới như điều khiển cuộc gọi/thiết bị đầu vào, cảm biến thể thao và sức khỏe, các thiết bị bảo mật và thanh toán. Các thiết bị này sẽ được “hưởng lợi” từ tính năng tiêu thụ năng lượng cực thấp của Wibree, điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ pin của các thiết bị chạy bằng pin coin cell nhỏ gọn có thể lên đến 3 năm (phụ thuộc vào ứng dụng thực tế).
- Phụ kiện máy tính: Wibree được thiết kế để cung cấp kết nối không dây với các phụ kiện máy tính hiệu suất cao như chuột, bàn phím và điều khiển đa phương tiện từ xa. Mức tiêu thụ năng lượng cực thấp của Wibree giúp kéo dài tuổi thọ của pin thiết bị lên đến hơn 1 năm. Nordic sẽ xây dựng vị thế của mình là một nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ 2,4 GHz công suất cực thấp để khuyến khích việc sử dụng Wibree vào các phụ kiện máy tính như chuột và bàn phím không dây thế hệ tiếp theo.
- Đồng hồ: Hãy tưởng tượng đồng hồ của bạn được trang bị một kết nối không dây liên lạc với cả một bộ cảm biến thể thao nhỏ xíu được “nhúng” trong giày và trên điện thoại di động của bạn.
Ưu điểm của Wibree so với Bluetooth
Wibree là công nghệ không dây đầu tiên giải quyết các nhu cầu dưới đây trong một giải pháp duy nhất.
- Công suất tiêu thụ năng lượng cực thấp.
- Chi phí cực thấp và kích thước nhỏ cho các phụ kiện và các thiết bị giao diện con người (HID).
- Chi phí tối thiểu và kích thước bổ sung cho điện thoại di động và máy tính cá nhân.
- Tương tác toàn cầu, trực quan và an toàn.
Hạn chế của Wibree so với Bluetooth
Truyền dữ liệu rất chậm, chỉ 1 Mbit/s. Ngoài ra, Wibree không thể sử dụng trong các ứng dụng yêu cầu băng thông cao.
Wibree cũng kéo dài tuổi thọ pin đáng kể trên một số thiết bị không dây như bàn phím, chuột và bộ điều khiển từ xa. Hiệu suất năng lượng tối đa gấp 10 lần Bluetooth.
Kết luận :
Wibree và Bluetooth đều hoạt động ở băng tần 2.4GHz và trong phạm vi khoảng 10m. Sự khác biệt giữa lớn nhất giữa Wibree và Bluetooth là tính liên tục truyền dữ liệu. Mặc dù Bluetooth được sử dụng để liên tục truyền dữ liệu hoặc kết nối thoại, Wibree vẫn là giải pháp lý tưởng cho việc truyền các dữ liệu không thường xuyên - nơi mà thiết bị kết nối cần tiêu thụ năng lượng ít hơn.
Bluetooth và Wifi đều là các chuẩn mạng không dây cung cấp kết nối qua sóng vô tuyến. Sự khác biệt chính ở đây là Bluetooth sử dụng thay thế cáp, trong khi Wifi được sử dụng chủ yếu để cung cấp truy cập không dây, tốc độ truy cập Internet cao hoặc mạng cục bộ.
Công nghệ vô tuyến Wibree bổ sung cho các công nghệ kết nối cục bộ khác, chỉ tiêu thụ một phần năng lượng nhỏ so với các công nghệ vô tuyến khác, cho phép truyền dữ liệu nhỏ, mức phí thấp và dễ tích hợp với các giải pháp Bluetooth.
Wibree là công nghệ mở đầu tiên cung cấp khả năng kết nối giữa các thiết bị di động hoặc máy tính cá nhân và các thiết bị sử dụng năng lượng pin nhỏ, chẳng hạn như đồng hồ, bàn phím không dây, đồ chơi và cảm biến thể thao.
Công nghệ không dây Bluetooth là một công nghệ truyền thông tầm ngắn nhằm mục đích thay thế cho các loại cáp kết nối các thiết bị di động và mức bảo mật cố định cao. Các tính năng chính của công nghệ Bluetooth là mạnh mẽ, năng lượng thấp, và chi phí thấp. Đặc tả Bluetooth xác định một cấu trúc thống nhất cho một loạt các thiết bị để kết nối và giao tiếp với nhau.
Hầu hết trên các dòng máy laptop hiện nay đều hỗ trợ công nghệ BlueTooth giúp người dùng kết nối chia sẻ dữ liệu giữa điện thoại và máy tính hiệu quả, cách kết nối máy tính với điện thoại qua bluetooth đã được chúng tôi hướng dẫn rất kỹ, nếu quan tâm, bạn có thể tham khảo cách kết nối máy tính với điện thoại qua bluetooth tại đây