Tổng hợp lỗi phổ biến với PayPal và cách khắc phục

Người dùng PayPal vẫn phải đối diện với những vấn đề liên quan đến lỗi hệ thống khi giao dịch. May mắn thay, phần lớn các lỗi đó đều tương đối dễ khắc phục.

Tổng hợp lỗi phổ biến với PayPal và cách khắc phục.
 

Mục Lục bài viết:
1. Công cụ chuyển đổi tiền tệ gặp lỗi "null".
2. Quỹ PayPal không khả dụng.
3. PayPal không thể xử lý thanh toán.

1. Công cụ chuyển đổi tiền tệ gặp lỗi "null"

Đây là một vấn đề cực kỳ phổ biến với Paypal, đã xảy ra từ nhiều năm nay. Tệ hơn là, về phần mình, PayPal dường như không đưa ra bất kỳ giải pháp nào.

Cụ thể, lỗi này thường xảy ra khi chuyển đổi tỷ giá giữa các loại tiền tệ khác nhau. Chẳng hạn như khi bạn chuyển USD sang VND, bạn nhấp vào Summary >Currencies và nhập vào các trường thích hợp trong phần Currency Exchange. Tuy nhiên, sau khi click vào Calculate, lỗi null (các giá trị bằng 0) xuất hiện. Có thể nói, đây là lỗi đơn giản nhưng cực kỳ khó chịu.

Ngay cả việc bạn yêu cầu PayPal hỗ trợ thì họ cũng sẽ không giúp đỡ. Lời khuyên là bạn hãy thường xuyên thay đổi trình duyệt khi giao dịch PayPal. Tất nhiên, bạn cũng có thể thử kiểm tra xem số tiền bạn gửi đi đã chính xác hay chưa? Bạn có kiểm tra số dư tài khoản của mình không? Bạn đã vô cùng gõ thừa một chữ số, v.v.

Bên cạnh đó, bạn có thể thử xóa bộ nhớ cache của trình duyệt hoặc chuyển sang một thiết bị khác. Hãy thử kiên nhẫn chờ đợi và quay lại vào ngày hôm sau. Trong nhiều trường hợp, lỗi này sẽ nhanh chóng được khắc phục. Nếu không hiệu quả, bạn có thể chuyển sang thử một số phương pháp sau đây:

+ Đừng click và Calculate, hãy trực tiếp đến Continue. Tất nhiên, bạn có thể không chuyển tiền mà chỉ muốn tính tỷ giá hối đoái.
+ Nhấp vào Continue cũng sẽ không giúp bạn nhận được kết quả ngay lập tức. Sau bước đó, bạn cần phải nhấn vào Exchange Currency để xác nhận hành động, nếu bạn không muốn chuyển tiền, bạn vẫn có thể dễ dàng rút lui.

2. Quỹ PayPal không khả dụng

Một lỗi phổ biến khác có thể xảy ra khi bạn đặt hàng trước một sản phẩm sắp ra mắt và thực hiện thanh toán qua PayPal, nhưng khi đến bước cuối cùng, bạn được thông báo rằng không đủ tiền trong tài khoản.

Tùy thuộc vào cửa hàng hoặc công ty mà bạn muốn giao dịch, đơn hàng của bạn có thể sẽ bị hủy, sau đó bạn buộc phải thực hiện lại giao dịch hoặc lưu hàng hoá trong giỏ để thêm tiền vào tài khoản.

Dưới đây là cách khắc phục lỗi quỹ PayPal không khả dụng:

Bạn không cần phải tự bỏ thêm tiền vào tài khoản của mình. Tất cả những gì bạn cần làm là bổ sung thêm thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ có số dư lớn hơn số trong quỹ PayPal của bạn.

Chỉ cần nhấp vào Money và kiểm tra xem tài khoản ngân hàng đó có cho phép chuyển tiền hay không. Nếu có, hãy nhấp vào và thực hiện các bước cần thiết để gửi Hướng dẫn ghi nợ trực tiếp. Thao tác này có thể chỉ mất chưa đến 10 giây.

Tiếp theo, bạn cần gửi mã xác nhận vào tài khoản của mình. Hãy kiểm tra bảng sao kê ngân hàng của bạn (rất đơn giản nếu bạn dùng ứng dụng ngân hàng trực tuyến, nhưng sẽ rườm rà hơn nếu bạn phải đến chi nhánh địa phương). Đừng lo lắng vì ngay sau đó bạn sẽ có mã để gửi tới PayPal.

3. PayPal không thể xử lý thanh toán

Điều này thường xuyên xảy ra nhất với những người không phải chủ tài khoản nhưng buộc phải sử dụng nó vì quy trình thanh toán thương mại điện tử. Nhiều cửa hàng trực tuyến sử dụng PayPal vì nó khiến người mua ngay lập tức cảm thấy an toàn, coi đó là cách dễ dàng để xử lý dòng tiền.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi thực hiện thao tác thanh toán, bạn sẽ nhận được thông báo lỗi: "Chúng tôi không thể xử lý thanh toán của bạn ngay bây giờ, xin vui lòng thử lại sau. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này".

Rất nhiều khách hàng báo cáo đã gặp phải vấn đề này với PayPal. Tệ hơn, thẻ tín dụng của họ chỉ có thể cho phép sử dụng tối đa 15 lần trong điều kiện không có tài khoản PayPal, và chỉ hỗ trợ thanh toán tối đa 4.000 USD (gần 100 triệu đồng). Thông thường, hầu hết các thẻ đều sẽ hoạt động trong khoảng 3 năm.

Việc PayPal đưa ra giới hạn trên rõ ràng là vì mục đích bảo mật, hạn chế nguy cơ xảy ra gian lận tiền. Rốt cuộc, nếu bạn sử dụng PayPal thường xuyên với tư cách là khách hàng, bạn nên tạo tài khoản của riêng mình.

Nếu bạn đã có tài khoản, tất cả những gì bạn cần làm là đăng nhập, sau đó vào phần đơn hàng click vào Activity, tìm giao dịch thích hợp, sau đó chuyển sang Actions. Mũi tên chỉ xuống ở phải sẽ cho phép bạn lưu trữ nó.

Ngoài ra, bạn đọc tham khảo bài viết Làm gì nếu bạn gửi tiền qua PayPal đến sai địa chỉ để biết được hướng dẫn xử lý khi gặp tình huống này nhé.

Ngoài việc sử dụng như một công cụ hỗ trợ thanh toán, thực hiện các giao dịch trực tuyến, Paypal còn là công cụ giúp bạn kiếm tiền online hợp pháp. Một số cách tốt nhất để kiếm tiền PayPal miễn phí bao gồm thực hiện khảo sát, ứng dụng hoàn lại tiền và plugin, mua sắm trực tuyến và xem video. Hãy cùng tìm hiểu và lựa chọn ra cách thức gia tăng thu nhập trực tuyến cho mình bạn nhé!

PayPal cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho các giao dịch quốc tế, mặc dù không phải là dịch vụ ra đời đầu tiên nhưng hiện nay, PayPal đã trở nên phổ biến nhất trên thị trường. Rất nhiều trang thương mại điện tử sử dụng PayPal làm hệ thống thanh toán mặc định.
PayPal là gì? cách thanh toán và rút tiền trực tuyến
Người dùng đã có thể sử dụng Skype chuyển tiền qua Paypal
So sánh Payoneer với Paypal, cái nào tốt nhất và chi phí thấp hơn?
PayPal cho doanh nghiệp - Những điều bạn cần biết
Làm gì nếu bạn gửi tiền qua PayPal đến sai địa chỉ?
Cách tạo tài khoản Paypal, đăng ký và verify account Paypal

ĐỌC NHIỀU