"Buổi học cuối cùng" là câu chuyện về buổi học Pháp văn cuối cùng của người dân An-dát. Từ những đứa trẻ đến cả những người lớn trong vùng, ai ai cũng đều học tập với một thái độ nghiêm túc. Thầy Ha-men đã dồn gần như toàn bộ nhiệt huyết của mình để nói về ý nghĩa, giá trị của tiếng mẹ đẻ đối với sự tự do của cả một dân tộc. Không khí lớp học hôm đó diễn ra một cách vô cùng trang nghiêm và đầy xúc động.
Sau khi tìm hiểu tác phẩm Buổi học cuối cùng, Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo, để cải thiện kỹ năng phân tích, em hãy tham khảo thêm những bài văn mẫu Phân tích Nhà mẹ Lê do Taimienphi biên soạn nhé.
Câu chuyện kể về cậu bé Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân vùng An-dát. Cậu vô cùng hối hận khi trước kia đã bỏ bê việc học, lãng phí bao thời gian quý báu. Ngày hôm đó, cậu vô cùng chăm chú nghe giảng. Lớp học còn có sự tham gia của cả những người lớn trong vùng. Thầy Ha-men đáng kính cũng chọn cho mình bộ đồ đẹp nhất, giảng dạy về cái đẹp, sự đáng trân trọng của tiếng mẹ đẻ. Đến khi đồng hồ điểm chuông báo kết thúc buổi học, người thầy tận tâm ấy như tái nhợt đi, không nói được nên lời. Ông dùng hết sức viết lên bảng dòng chữ thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" rồi bảo mọi người ra về.
----------------------------
Mời em tham khảo thêm các bài viết khác trên Taimenphi.vn nhé: Phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng; Phân tích nhân vật thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng.
Phrăng là một cậu bé ham chơi, thường xuyên trốn học. Nhưng ngày hôm đó, khi vừa đến lớp, cậu biết được tin đây sẽ là buổi cuối cùng mà cậu được học tiếng Pháp. Phrăng vô cùng choáng váng, ân hận khi nhận ra mình đã lãng phí khoảng thời gian quý báu trước kia như thế nào. Không chỉ có cậu mà những người lớn trong vùng cũng vậy. Họ cùng nhau đến lớp, ngồi chăm chú lắng nghe, đánh vần và đọc theo lũ trẻ một cách nghiêm túc và đầy xúc động. Thầy Ha-men - người giáo viên tận tâm với nghề, hôm nay cũng chọn cho mình bộ cánh đẹp nhất, bước lên bục giảng và trao gửi những thông điệp quý báu. Đó là vẻ đẹp của tiếng Pháp, là giá trị của ngôn ngữ mẹ đẻ đối với độc lập, tự do của một dân tộc. Kết thúc buổi học, thầy như chết lặng, dùng hết sức để viết lên bảng dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Cuộc chiến Pháp - Phổ đã khiến hai vùng An-dát và Lo-ren bị tách ra, trở thành thuộc địa. Các trường học ở hai nơi này buộc phải chuyển sang dạy tiếng Đức. Ngày hôm đó là buổi học tiếng Pháp cuối cùng của người dân An-dát. Thầy Ha-men đã chọn cho mình trang phục đẹp ngày chủ nhật để thể hiện thái độ nghiêm túc, trân trọng dành cho ngày này. Thay vì trách mắng hay phạt học sinh vì không đọc được bài, ông lại xúc động mà trải lòng về giá trị, vẻ đẹp của tiếng Pháp. Ông tha thiết khuyên nhủ mọi người phải giữ gìn tiếng mẹ đẻ bởi đó chính là cách giải thoát một đất nước khỏi ách đô hộ. Ông quan sát khung cảnh nơi mình gắn bó suốt bốn mươi năm, tiếc không thể thu hết chúng lại. Cả lớp ai ai cũng đều chăm chú lắng nghe, từ cậu bé Phrăng nghịch ngợm đến cả các cụ già trong vùng. Họ đều nuối tiếc vì đã lãng phí quãng thời gian trước kia, bỏ lỡ cơ hội học và sử dụng thành thạo ngôn ngữ của dân tộc. Khi tiếng chuông nhà thờ đã điểm, buổi học kết thúc. Thầy Ha-men cầm phấn, dằn mạnh hết sức để viết nên dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to, sau đó bất lực mà dựa đầu vào tường.
Sau cuộc chiến tranh năm 1870-1871, Pháp thua trận, phải cắt vùng An-dát và Lo-ren cho Phổ. Những điều lệnh mới được ban bố, trong đó có việc các trường ở hai nơi này từ nay chỉ dạy tiếng Đức. Phrăng - nhân vật chính của truyện, hôm đó đã đến lớp muộn và nhận thấy sự khác thường của lớp học. Rồi cậu hay tin đây chính là buổi học Pháp văn cuối cùng của mình cũng như của toàn bộ người dân An-dát. Cậu bé ân hận và nuối tiếc về quãng thời gian trước kia bị mình lãng phí. Thầy Ha-men hôm đó đặc biệt xúc động. Thầy mặc bộ đồ đẹp nhất, giảng dạy một cách tâm huyết, truyền đến mọi người những suy nghĩ, cảm nhận khác về tiếng mẹ đẻ và sự độc lập, tự do của dân tộc. Thi thoảng, thầy lại lặng im đứng trên bục, quan sát chăm chú khung cảnh đã gắn bó với mình suốt bốn mươi năm qua. Buổi học hôm ấy diễn ra một cách xúc động. Ai cũng chăm chú lắng nghe. Ngay cả các cụ già trong làng cũng đến tham gia, cất tiếng đọc đồng thanh cùng bọn trẻ. Đến khi đồng hồ nhà thờ đã điểm, thầy Ha-men như tái nhợt đi, nghẹn ngào không nói nên lời. Thầy viết dòng chữ "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM" thật to ở trên bảng, đánh dấu cho sự kết thúc của buổi học.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Khi tóm tắt một tác phẩm truyện, em hãy chú ý đưa vào đầy đủ các chi tiết quan trọng theo đúng trình tự, tránh việc sắp xếp ý lộn xộn nhé. Hi vọng qua những mẫu trên, em đã có thể tự hoàn thành bài tóm tắt của riêng mình rồi. Các em có thể xem thêm bài Tóm tắt Đất rừng phương Nam để trau dồi kỹ năng tóm tắt văn bản, đồng thời hiểu, nắm chắc nội dung tác phẩm này nhé.