Để hiểu rõ hơn khái niệm toán tử mà Taimienphi.vn vừa giới thiệu ở trên, cùng tham khảo ví dụ dưới đây:
Ví dụ: 2 + 3, trong đó dấu + là toán tử được sử sụng để thực hiện phép toán cộng, còn 2 và 3 là các toán hạng.
Tham khảo tiếp bài viết dưới đây của Taimienphi.vn để tìm hiểu rõ hơn toán tử tử trong C# là gì nhé.
Tìm hiểu về các toán tử trong C#
Mục Lục bài viết:
1. Toán tử trong C#.
2. Toán tử gán trong C#.
3. Toán tử số học trong C#.
4. Toán tử quan hệ trong C#.
5. Toán tử Logic trong C#.
6. Toán tử 1 ngôi (Unary) trong C#.
7. Toán tử 3 ngôi trong C#.
8. Toán tử thao tác Bit và Bit Shift trong C#.
9. Toán tử hỗn hợp trong C#.
1. Toán tử trong C#
Các toán tử được sử dụng để thao tác các biến và giá trị trong một chương trình. C# hỗ trợ một số toán tử được phân loại dựa trên hoạt động mà các toán tử này thực hiện.
Dưới đây chi tiết cũng như ví dụ về các loại toán tử trong C#.
2. Toán tử gán trong C#
Toán tử gán trong C# (=) được sử dụng để gán các giá trị cho các biến.
Ví dụ 1:
double x;
x = 50.05;
Trong ví dụ trên, 50.05 được gán cho X.
Ví dụ 2:
Dưới đây là ví dụ khác về toán tử gán trong C#:
Khi thực thi chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng như dưới đây:
Trên đây là ví dụ đơn giản minh họa cách sử dụng toán tử gán trong C#.
Trong ví dụ trên bạn có thể thấy dấu ngoặc nhọn { } được sử dụng. Taimienphi.vn sẽ giới thiệu tiếp cho bạn về dấu { } trong phần định dạng chuỗi (String Format). Một lưu ý nhỏ là {0} được thay thế bằng biến đầu tiên sau chuỗi, {1} được thay thế bằng biến thứ 2, ... .
3. Toán tử số học trong C#
Toán tử số học được sử dụng để thực hiện các phép toán như cộng, trừ, nhân, chia, ... .
Ví dụ 1:
Dưới đây là ví dụ đơn giản về toán tử số học trong C#:
int x = 5;
int y = 10;
int z = x + y;// z = 15
Dưới đây là bảng danh sách các toán tử số học trong C#:
Toán tử Tên toán tử Ví dụ
+ Toán tử cộng 6 + 3 trả về kết quả 9
- Toán tử trừ 10 - 6 trả về kết quả 4
* Toán tử nhân 4 * 2 trả về kết quả 8
/ Toán tử chia 10 / 2 trả về kết quả 2
% Toán tử Mod (lấy phần dư) 16 % 3 trả về kết quả 1
Ví dụ 2:
Khi chạy chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng:
Các toán tử số học được thực hiện trong ví dụ trên. Các biến có thể được thay thế bằng các hằng trong các câu lệnh.
Ví dụ:
result = 4.5 + 2.7 ; // result will hold 7.2
result = firstNumber - 3.2; // result will hold 11.2
4. Toán tử quan hệ trong C#
Toán tử quan hệ trong C# được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa 2 toán hạng. Nếu mối quan hệ là đúng, thì kết quả trả về là True, nếu không là False.
Các toán tử quan hệ được sử dụng trong câu lệnh điều kiện và vòng lặp. Dưới đây là bảng danh sách các toán tử quan hệ trong C#:
Toán tử Tên toán tử Ví dụ:
== Bằng (tương đương) 6 == 4, kết quả trả về là False
> Lớn hơn 3 > -1, kết quả trả về là True
< nhỏ="" hơn="" 5="">< 3,="" kết="" quả="" trả="" về="" là="">
>= Lớn hơn hoặc bằng 4 >= 4, kết quả trả về là True
<=><=>
!= Không bằng 10 != 2, trả về kết quả là True
Ví dụ về toán tử quan hệ trong C#:
Khi thực thi chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng như dưới đây:
5. Toán tử Logic trong C#
Toán tử Logic trong C# được sử dụng để thực thi các phép toán logic như AND hoặc OR. Toán tử logic hoạt động trên các biểu thức boolean (True và False) và trả về các giá trị boolean. Toán tử logic được sử dụng trong quyết định và vòng lặp.
Dưới đây là bảng danh sách kết quả được đánh giá của các toán tử logic AND và OR:
Toán hạng 1 Toán hạng 2 OR (||) AND (&&)
True True True True
True False True False
False True True False
False False False False
toan tu trong c 10
Trong bảng tóm tắt trên:
- Nếu một trong các toán hạng là True, toán tử OR sẽ đánh giá là True.
- Nếu một trong các toán hạng là False, toán tử AND sẽ đánh giá là False.
Ví dụ về toán tử Logic trong C#:
Khi chạy chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng:
True
False
6. Toán tử 1 ngôi (Unary) trong C#
Không giống như các toán tử khác, toán tử 1 ngôi (Unary) hoạt động trên 1 toán hạng duy nhất.
Dưới đây là bảng danh sách các toán tử 1 ngôi trong C#:
Toán tử Tên toán tử Mô tả:
+ Unary Plus Giữ nguyên dấu của toán hạng
- Unary Minus Đảo dấu của toán hạng
++ Increment Giá trị tăng thêm 1
-- Decrement Giá trị giảm đi 1
! Logical Negation (Not) Đảo ngược giá trị của boolean
Ví dụ về toán tử 1 ngôi trong C#:
Khi thực thi chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng như dưới đây:
Các toán tử (++) và (--) có thể được sử dụng để làm tiền tố và hậu tố. Nếu được sử dụng làm tiền tố, thay đổi giá trị của biến được nhìn thấy trên cùng một dòng và nếu được sử dụng làm tiền tố, sự thay đổi giá trị của biến được nhìn thấy trên dòng tiếp theo.
Để dễ hình dung hơn bạn đọc tham khảo tiếp ví dụ bên dưới đây:
Ví dụ về toán tử (++) và (--) trong C#:
Khi thực thi chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng như dưới đây:
Trong ví dụ trên bạn có thể thấy toán tử ++ được sử dụng làm tiền tố, và được sử dụng sau toán hạng, giá trị được đánh giá đầu tiên và sau đó tăng thêm 1. Vì vậy câu lệnh:
Console.WriteLine((number++));
Prints là 10 thay vì 11. Sau khi được in, giá trị của số được tăng thêm 1.
Ngược lại khi ++ được sử dụng làm tiền tố, giá trị được tăng lên trước khi in. Vì vậy lệnh:
Console.WriteLine((++number));
prints 12.
Tương tự đối với toán tử (--).
7. Toán tử 3 ngôi trong C#
Toán tử 3 ngôi (ternary operator) ? : trong C# hoạt động trên 3 toán hạng. Nó là dạng viết tắt của câu lệnh if-then-else. Toán tử 3 ngôi có thể được sử dụng như dưới đây:
Variable (biến) = Condition (điều kiện)? Expression1 (biểu thức 1) : Expression2 (biểu thức 2);
Toán tử 3 ngôi hoạt động như sau:
- Nếu biểu thức được đưa ra bởi điều kiện (condition) là True, kết quản biểu thức 1 (Expression1) được gán cho biến.
- Nếu là False, kết quả biểu thức 2 (Expression2) được gán cho biến.
Ví dụ về toán tử 3 ngôi trong C#:
Khi chạy chương trình trên, đầu ra sẽ có dạng:
10 is Even Number
8. Toán tử thao tác Bit và Bit Shift trong C#
Toán tử thao tác Bit (Bitwise) và Bit Shift trong C# được sử dụng để thực hiện các phép tính bit.
Dưới đây là bảng danh sách các toán tử thao tác Bit và Bit Shift trong C#:
Toán tử Tên toán tử
- Toán tử thao tác Bit bổ sung
& Toán tử thao tác bit AND
| Toán tử thao tác bit OR
^ Toán tử Bitwise Exclusive OR
< bitwise="" left="">
>> Bitwise Right Shift
Ví dụ về toán tử thao tác bit và Bit Shift trong C#:
Khi chạy chương trình trên, đầu ra có dạng:
9. Toán tử hỗn hợp trong C#
Bảng danh sách các toán tử hỗn hợp trong C#:
Toán tử Tên toán tử Ví dụ Kết quả trả về
+= Addition Assignment x += 5 x = x + 5
-= Subtraction Assignment x -= 5 x = x - 5
*= Multiplication Assignment x *= 5 x = x * 5
/= pision Assignment x /= 5 x = x / 5
%= Modulo Assignment x %= 5 x = x % 5
&= Bitwise AND Assignment x &= 5 x = x & 5
|= Bitwise OR Assignment x |= 5 x = x | 5
^= Bitwise XOR Assignment x ^= 5 x = x ^ 5
<=><=><>
>>= Right Shift Assignment x >>= 5 x = x >> 5
=> Lambda Operator x => x*x Trả về x*x
Ví dụ về toán tử hỗn hợp trong C#:
Khi chạy chương trình trên, đầu ra có dạng:
Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn về toán tử trong C#. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số học C# khác đã có trên Taimienphi.vn để tìm hiểu rõ hơn về hằng và cách sử dụng hằng trong C# nhé.
=>=>=>=>