Tình huống sư phạm: Học sinh xé bài kiểm tra

Là thầy cô giáo, khi đối diện với hành vi xé bài kiểm tra của học sinh, chắc chắn ai trong chún ta sẽ đều cảm thấy tức giận. Tuy nhiên, để em học sinh nhận thức được hành vi vô lễ của mình và sửa sai thì nóng giận hay kiềm chế để mọi chuyện êm xuôi cũng không phải là cách xử lý thông minh.

Vậy nên xử lý tình huống sư phạm học sinh xé bài kiểm tra thế nào để răn đe học sinh mà không làm bầu không khí lớp học trở lên căng thẳng? Bài viết dưới đây của Taimienphi.vn sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho mình.

Hướng dẫn xử lý tình huống học sinh xé bài kiểm tra

Tình huống sư phạm học sinh xé bài kiểm tra và cách giải quyết

1. Tình huống học sinh xé bài kiểm tra

Bạn là cô giáo dạy Toán và chủ nhiệm lớp. Vào tiết học đầu tuần, bạn đưa lớp trưởng trả bài kiểm tra 1 tiết cho các bạn trong lớp. Khi lớp trưởng phát hết bài kiểm tra, vừa quay lên bàn giáo viên để bắt đầu bài học mới thì bạn nghe một tiếng "xoẹt". Tiến, em học sinh trong lớp sau khi nhận bài kiểm tra thấy điểm kém và xé bài làm của mình. Trong trường hợp này, bạn sẽ xử lý thế nào?

2. Các giải pháp xử lý tình huống học sinh xé bài kiểm tra

Nếu là giáo viên đứng lớp, trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn một trong 3 cách giải quyết sau:

- Giải pháp 1: Bạn coi như không thấy hành động vừa rồi, tiếp tục bài giảng của mình

- Giải pháp 2: Bạn bắt em học sinh đó đứng dậy, gay gắt phê binh trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì lý do không tôn trọng giáo viên

- Giải pháp 3: Bạn dành một vài phút xuống chỗ Tiến, nhẹ nhàng nhắc nhở thái độ của Tiến là không đúng mực rồi nhanh chóng trở lại bài giảng, tránh làm ảnh hưởng đến cả lớp. Đến cuối giờ, bạn gọi Tiến ra phòng giám hiệu gặp riêng rồi phân tích, giảng giải cho Tiến hiểu về hành vi sai trái của mình. Bạn có thể nói : "cô biết, hôm nay nhận điểm kém em cảm thấy buồn và thất vọng. Tuy nhiên, thay vì xé bài kiểm tra của mình, sao em không thử suy xét lại xem trong lần kiểm tra này, mình đã cố gắng hết sức chưa, kết quả này có xứng đáng với sự nỗ lực của mình hay không? Hành động xé bài kiểm tra lần này của em là hết sức vô lễ, em không tôn trọng chính mình và tôn trọng cô. Cô rất buồn về điều này. Tuy nhiên, ai cũng có sai lầm, ngay cả cô cũng thế. Vì thế, cô muốn em hối lỗi bằng cách dán lại bài kiểm tra của mình và chép lại 10 bản giống như thế để nộp lại cho cô. Cô mong em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài kiểm tra sau".

Nếu như cách giải quyết tình huống 1 dễ khiến các bạn học sinh coi thường bạn thì cách giải quyết tình huống 2 lại khiến Tiến thêm hậm hực và tỏ thái độ bất cần, chống đối. Thế nên, cách xử lý tình huống sư phạm khéo léo của giải pháp 3 mới giúp Tiến hiểu rõ vấn đề, biết nhận lỗi và sửa đổi lỗi lầm của mình. Ngoài ra bạn có thể tham khảo kinh nghiệm học sinh cá biệt để có cách giải quyết dễ dàng hơn.

Học sinh xé bài kiểm tra xử lý thế nào?

Trong trường hợp gặp phải các học sinh cá biệt, có hành động không đúng mực khiến bạn nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc của mình, bạn sẽ cần tham khảo bài viết tình huống sư phạm học sinh tỏ ra chống đối thầy cô giáo của Taimienphi.vn.

Trong quá trình giảng dạy chắc chắn bạn sẽ phải đối mặt với tình huống sư phạm học sinh xé bài kiểm tra sau khi biết điểm số. Với tình huống này, các bạn cần tìm giải pháp xử lý tình huống khéo léo, vừa nghiêm khắc, vừa đúng mực để học sinh hiểu rằng đó là hành động sai trái, vô lễ với giáo viên và cần phải sửa đổi.

ĐỌC NHIỀU