Sự khác nhau giữa WDS Relay và WDS Remote

Sự khác nhau giữa WDS Relay và WDS Remote

Wireless Distribution System hay còn gọi là WDS cho phép bạn tạo ra một hệ thống mạng Access Point mà không cần sử dụng dây.

Các thiết bị kết nối với nhau qua kết nối không dây. Các thiết bị WDS có thể hoạt động như một WDS Relay hoặc một WDS Remote. Điểm khác biệt lớn nhất giữa WDS Relay và WDS Remote chính là chức năng của từng thiết bị.

Một WDS Remote hoạt động giống như một access point mà wireless client có thể kết nối. WDS Remote giao tiếp với trạm gốc và truyền thông tin qua lại. Còn WDS Relay chỉ hoạt động như một điểm trung gian giữa hai điểm truy cập. Đây là sự khác nhau giữa WDS Relay và WDS Remote mà bạn có thể nhận thấy khi sử dụng hai chuẩn này .

Mục đích chính của WDS Relay là mở rộng phạm vi để WDS Remotes có khoảng cách xa hơn từ trạm gốc. Theo cách này, bạn có nhiều lựa chọn hơn trong việc đặt thiết bị WDS Remote để đạt được mức độ “bao phủ” tối ưu. Thậm chí bạn có thể sử dụng daisy chain repeater để mở rộng phạm vi nhiều hơn nữa.

Chỉ cần xem xét giới hạn băng thông trên mỗi thiết bị mà bạn đặt giữa client và trạm gốc. Băng thông sử dụng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa, mà bạn được phép trao đổi qua lại giữa trang web (hoặc server) và người sử dụng trong một đơn vị thời gian (thường là tháng).

Băng thông là đủ nếu mục đích của bạn chỉ là để truy cập internet và gửi email. Nhưng có rất nhiều thiết bị sẽ không truyền file được tốt và các ứng dụng băng thông khác nặng.

Số lượng các thiết bị mà bạn có thể kết nối sử dụng WDS sẽ bị giới hạn. Bạn có thể kết nối 4 bộ WDS Relay tới một trạm gốc. Sau đó có thể kết nối 4 WDS Remote tới một WDS Relay hoặc Relay chain. Và như vậy bạn có 16 WDS Remote, kết nối với 4 WDS Relay, sau đó mới được kết nối với một trạm gốc. Điều này cung cấp mức độ “ bao phủ” nhiều hơn cho hầu hết các thiết bị sử dụng.

Remote WDS là tối ưu nếu bạn muốn “bao phủ” các không gian mở lớn hơn hoặc các khu vực mà WDS Relay có thể cung cấp đường ngắm tới trạm gốc và Remote WDS. Trong không gian khép kín, nơi có tường dày, tốt hơn là sử dụng dây để kết nối access point vì những trở ngại thể ảnh hưởng đến tín hiệu WiFi.

Tóm lại sự khác nhau giữa WDS Relay và WDS Remote là :

1. WDS Remote hoạt động như một Access Point còn WDS Relay phục vụ như một bộ lặp giữa hai thiết bị.

2. Bạn có thể dùng phương pháp Daisy Chain để mở rộng phạm vi WDS Relay.

3. Bạn có thể có tối đa 4 WDS Relay trên một trạm gốc và tối đa 4 thiết bị WDS Remotes trên một WDS Relay.

Nếu bạn đang nghiên cứu về các cổng mạng RJ45 và RJ48 để tìm ra điểm giống và khác nhau giữa chúng thì hãy tham khảo bài viết nghiên cứu so sánh cổng mạng RJ45 và RJ48 mà Taimienphi đã chia sẻ để cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Sự khác nhau giữa WDS Relay và WDS Remote nằm ở chỗ WDS Remote giao tiếp với trạm gốc và truyền thông tin qua lại. Còn WDS Relay chỉ hoạt động như một điểm trung gian giữa hai điểm truy cập.
Sự khác nhau giữa cổng mạng RJ45 và RJ48
Sự khác nhau giữa SODIMM và UDIMM
Sự giống và khác nhau giữa các định dạng JPEG, TIFF và RAW
Sự khác nhau giữa BIOS và Firmware
Sự khác nhau giữa Window Manager và Desktop Environment
Sự khác nhau giữa SOCKs4 và SOCKs5

ĐỌC NHIỀU