* Gợi ý trả lời phần Chuẩn bị đọc:
- Em sẽ chọn hình ảnh: áo dài.
- Vì: Đây là trang phục truyền thống của nước ta, được rất nhiều bạn bè quốc tế yêu thích và nhớ đến.
- Những bài thơ viết về quê hương: "Quê hương" - Đỗ Trung Quân, "Vẽ quê hương" - Định Hải.
- Những bài hát về quê hương: "Nơi đảo xa", "Việt Nam ơi", "Hello Việt Nam".
* Gợi ý trả lời phần Trải nghiệm cùng văn bản:
- Tám dòng thơ này giúp em hình dung ra:
+ Phong cảnh Việt Nam thanh bình và tươi đẹp.
+ Con người Việt Nam cần cù, chịu khó trong lao động.
- Gợi cho em nghĩ đến đặc điểm:
+ Tinh thần đoàn kết của nhân dân.
+ Sự kiên trung, bất khuất, anh hùng của con người trong đấu tranh giữ nước.
+ Luôn nồng nàn tình yêu.
* Gợi ý trả lời phần Suy ngẫm và phản hồi:
- Gieo vần:
+ Tiếng thứ sáu của câu lục gieo vần với tiếng thứ sáu của câu bát: "ơi" - "trời", "rờn" - "Sơn".
+ Tiếng thứ tám của câu bát gieo vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp theo: "hơn" - "rờn".
- Ngắt nhịp: ngắt theo nhịp chẵn.
- Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam: cánh đồng lúa, cánh cò, hình ảnh người dân Việt Nam trong chiến đấu và lao động...
- Tác giả nói đến những vẻ đẹp của quê hương:
+ Vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên.
+ Vẻ đẹp phẩm chất con người: cần cù trong lao động, có truyền thống đấu tranh bất khuất, tấm lòng thủy chung và sự tài năng.
- Những từ ngữ, hình ảnh đặc sắc: "Mênh mông biển lúa", "Cánh cò bay lả rập rờn", "Mây mờ che đỉnh Trường Sơn".
=> Tác dụng:
+ Khắc họa khung cảnh muôn màu, muôn vẻ của quê hương, đất nước ta.
+ Bày tỏ niềm tự hào, ngợi ca cảnh đẹp của đất nước.
- Biện pháp tu từ: nhân hóa "Việt Nam đất nước ta ơi", so sánh "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn".
=> Tác dụng:
+ Gợi tả sự rộng lớn, bất tận, trù phú của những cánh đồng lúa.
+ Thể hiện cảm xúc tự hào, yêu mến của tác giả với quê hương.
* Đoạn 2:
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: "chịu nhiều thương đau", "mặt người vất vả in sâu", "áo nâu nhuộm bùn".
- Tác dụng:
+ Khắc họa những vất vả, nhọc nhằn, đau thương mà người dân phải trải qua.
+ Ca ngợi đức tính cần cù, siêng năng, chịu thương chịu khó của cha ông ta từ ngàn đời nay.
* Đoạn 3:
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: "đất nghèo nuôi những anh hùng", "máu lửa", "vùng đứng lên", "đạp quân thù xuống đất đen", "hiền như xưa".
- Tác dụng:
+ Gợi nhắc về lịch sử dân tộc khi phải đối mặt với vô số cuộc xâm lăng.
+ Khẳng định sự kiên cường, bất khuất, đồng lòng, đồng sức của nhân dân.
+ Nhấn mạnh bản tính lương thiện, hiền lành vốn có của người Việt Nam.
* Đoạn 4:
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: "đất nắng chan hòa", "hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh", "yêu ai yêu trọn tấm tình thủy chung".
- Tác dụng:
+ Tô đậm cảnh sắc tươi đẹp, thanh bình của quê hương Việt Nam.
+ Gợi nhắc tấm lòng thủy chung, son sắt ở con người.
* Đoạn 5:
- Hình ảnh, từ ngữ đặc sắc: "đất trăm nghề của trăm vùng", "tay người như có phép tiên", "tre lá cũng dệt nghìn bài thơ".
- Tác dụng:
+ Khẳng định sự phong phú của vô vàn làng nghề trên đất nước ta.
+ Ca ngợi sự khéo léo, tài năng của nhân dân.
- Tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước được thể hiện: Niềm tự hào với vẻ đẹp thiên nhiên, con người và vẻ đẹp truyền thống văn hóa.
- Một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện trực tiếp tình cảm ấy: "Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn", "Quê hương biết mấy thân yêu"...
- Văn bản gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc:
+ Tự hào về những vẻ đẹp của đất nước: thiên nhiên, con người cùng các truyền thống tốt đẹp.
+ Tấm lòng biết ơn với thế hệ cha ông đã giữ gìn và dựng xây đất nước.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Bài thơ Việt Nam quê hương ta của nhà thơ Nguyễn Đình Thi quả là một tác phẩm giàu ý nghĩa. Để có những chuẩn bị tốt nhất cho bài tiếp theo, em có thể tham khảo bài viết, văn mẫu lớp 6 khác trên Taimienphi.vn như:
- Soạn bài Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng...
- Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3