Bước 1: Chuẩn bị.
- Xác định đối tượng biểu cảm.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
* Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt ra một số câu hỏi.
* Sắp xếp ý theo bố cục ba phần của bài văn:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát đối tượng biểu cảm.
- Thân bài:
+ Nêu những đặc điểm của nhân vật mình viết
+ Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể của nhân vật.
+ Cảm nhận riêng của em về nhân vật
- Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc của em về con người được nói đến.
Bước 3: Viết bài.
- Viết bài dựa trên dàn ý đã lập.
Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa.
- Kiểm tra bài viết xem đã đầy đủ, chính xác yêu cầu của đề bài chưa.
- Kiểm tra chính tả, diễn đạt.
1. Mở bài:
- Nêu ấn tượng chung về hình ảnh dì Bảy.
2. Thân bài:
*Tóm tắt câu chuyện:
+ Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được gần một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn ngủi và quá ít ỏi. Dì Bảy ở nhà một lòng, một dạ mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình. Mặc dù có nhiều người hỏi ý muốn lấy dì nhưng dì chỉ một lòng chờ dượng. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn chỉ hướng về Dượng.
*Phẩm chất của dì Bảy:
- Người vợ thủy chung, son sắt:
+ Luôn chờ đợi, mong chờ dượng trở về.
+ Có nhiều người ngỏ ý nhưng dì Bảy vẫn chỉ một lòng hướng về dượng.
+ Khi hay tin dượng mất, dì chọn sống độc thân. Và vào mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà với nỗi chờ mong trong vô vọng
*Tình cảm, thái độ trước sự hi sinh của những người phụ nữ trong chiến tranh:
- Sự hi sinh của những người phụ nữ trong chiến tranh thật đáng cảm phục:
+ Hi sinh hạnh phúc của bản thân vì độc lập, tự do của cả dân tộc.
+ Mặc dù biết rằng chiến trường khốc liệt, những người thân yêu có thể hi sinh nhưng vẫn chấp nhận để họ ra trận. Ở nơi quê nhà, họ là hậu phương vững chắc để chồng, con yên tâm chiến đấu.
=> Vậy nên, những người phụ nữ như dì Bảy đáng được tôn trọng.
3. Kết bài:
- Nêu lên bài học và suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy.
Truyện "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của tác giả Huỳnh Như Phương khiến em vô cùng xúc động. Đứng trước hoàn cảnh éo le, dì Bảy vẫn son sắt, thủy chung hướng về người chồng nơi chiến trận. Sau này, hòa bình lặp lại, dì phải một mình gặm nhấm nỗi buồn, nỗi cô đơn. Có thể nói, nhân vật dì Bảy đã để lại cho em ấn tượng sâu đậm về hình ảnh người phụ nữ chịu nhiều đau thương trong chiến tranh.
Truyện "Người ngồi đợi trước hiên nhà" kể về việc dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được gần một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn ngủi và quá ít ỏi. Dì Bảy ở nhà một lòng, một dạ mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình. Mặc dù có nhiều người hỏi ý muốn lấy nhưng dì vẫn một lòng chờ chồng. Dì luôn chờ đợi một ngày chồng sẽ trở về. Ngay cả khi biết dượng Bảy đã hi sinh, dì không tiến thêm bước nữa, ở vậy một mình chăm sóc mẹ già, thờ cúng chồng.
Dì Bảy là người phụ nữ yêu chồng hết mực, thủy chung son sắt. Khi dượng ra chiến trường, Dì nén nỗi đau để dượng yên tâm chiến đấu. Trong thời gian dài chờ dượng, có nhiều người ngỏ ý nhưng "suốt 20 năm đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về". Không những thế, dì Bảy vẫn luôn ngồi trước hiên nhà, mòn mỏi đợi chờ dượng. Ánh mắt trông đợi ấy chứa đựng rất nhiều tình yêu và sự lo lắng của dì dành cho dượng. Khi biết tin dượng qua đời, dì quyết định không đi thêm bước nữa. Cứ thế, "vào mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng".
Hình ảnh dì Bảy đợi chồng đi chiến đấu trở về là hình ảnh quen thuộc trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt của dân tộc ta. Biết bao người phụ nữ chân chất, giản dị đã mạnh mẽ tiễn chồng con ra trận, dẫu biết phía trước trải đầy bom đạn, chông gai. Họ nén nỗi đau vào lòng, chấp nhận hi sinh hạnh phúc cá nhân để hướng tới cái chung. Họ mòn mỏi chờ người thân trong vô vọng. Sau tất cả, tấm lòng thủy chung, trước sau như một của những người phụ nữ ấy vẫn tỏa sáng rực rỡ.
Với ngôn ngữ giản dị, hình ảnh thân thuộc, tác giả Huỳnh Như Phương đã mang đến cho người đọc câu chuyện cảm động về sự hi sinh của người phụ nữ trong chiến tranh. Qua đây, em càng thêm khâm phục bản lĩnh những người bà, người mẹ Việt Nam anh hùng. Họ hoàn toàn xứng đáng với tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng "Anh hùng - bất khấu - trung hậu - đảm đang".
Tham khảo nhiều bài văn mẫu Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh dì Bảy trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà tại đây để trau dồi cách làm bài văn này cũng như có nhiều ý hay, ngôn từ để viết bài khi gặp bài văn này.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Khi viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc, chúng ta cần diễn đạt cảm xúc rõ ràng, chân thành. Các em đừng quên ghé thăm Taimienphi.vn để tham khảo thêm nhiều bài soạn, văn mẫu lớp 7 như: Soạn bài Trưa tha hương chất lượng, Soạn bài Trao đổi về một vấn đề....để có thể củng cố kiến thức, chuẩn bị bài học mới hiệu quả.