Soạn bài Từ mượn

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2
3. Bài soạn số 3


Soạn bài Từ mượn, ngắn 1

I. Từ thuần Việt và từ mượn 

Câu 1: 

  • Từ “ trượng” được giải thích là đơn vị đo bằng mười thước Trung Quốc cổ, được hiểu là rất cao 
  • Từ “ Tráng sĩ” được giải thích là người có sức mạnh cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. 

Câu 2: 

Các từ trên được mượn thì tiếng Hán 

Câu 3: 

- Mượn tiếng Hán
- Mượn từ ngôn ngữ khác
- Sứ giả, giang sơn, gan, điện, buồm
- Ti vi, xà phòng, ra-di-o, mít tinh, ga , xô viết, bơm, in tơ nét

Câu 4: 

- Các từ mượn được Việt hoá, tức là được sử dụng trong ngôn ngữ hằng ngày thì sử dụng như tiếng Việt thông thường.
- Các từ mượn được dịch từ tiếng nước ngoài có dấu gạch nối giữa các tiếng để đảm bảo cách phát âm 

II. Nguyên tắc mượn từ 

Hồ Chí Minh muốn nhắc nhở mỗi chúng ta khi sử dụng tiếng nước ngoài, đó là cách mượn từ làm phong phú thêm cho tiếng Việt nhưng mượn những từ ta không có, những từ đã có thì không nên tự ý mượn từ 

III. Luyện tập 

Câu 1: 

- Từ mượn tiếng Hán
- Từ mượn tiếng Anh
- Vô cùng, tự nhiên, ngạc nhiên, sính lễ, gia nhân
- Pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét

Câu 2: 

a.
- Khán( xem) + giả( người)= Người xem
- Thính(nghe) + giả( người)= người nghe
- Độc( đọc) + giả( người)= người đọc 

b. 

- Yếu( quan trọng) + điểm( chỗ)= chỗ quan trọng
- yếu ( quan trọng) + lược (tóm tắt)= tóm tắt những điều quan trọng
- yếu ( quan trọng) + nhân( người)= người quan trọng 

Câu 3:

- Đơn vị đo lường: lít, mét, ki-lo-mét, ……
- Bộ phận của chiếc xe đạp: gác-ba-ga; gác-đờ-bu, ..
- Đồ vật: ra đi ô, Sô-fa, ..

Câu 4: 

- Từ mượn: phôn, fan, nốc ao
- Được sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường, với bạn bè, người thân, hay đăng báo, giật title, ….

 

Soạn bài Từ mượn, ngắn 2

I. Từ thuần Việt và từ mượn:

1. Dựa vào chú thích ở bài Thánh Gióng, hãy giải thích các từ trượng, tráng sĩ trong câu sau:
Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước Trung Quốc cổ (tức 3,33 mét); ở đây hiểu là rất cao.
Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. (tráng: khỏe mạnh, to lớn, cường tráng; sĩ: người trí thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung).

2. Theo em, các từ được chú thích có nguồn gốc từ: tiếng Trung Quốc cổ.
3. Trong số các từ dưới đây, những từ nào được mượn từ tiếng Hán? Những từ nào được mượn từ những ngôn ngữ khác?
Tiếng Hán: sứ giả, giang sơn, gan, điện, buồm.
Tiếng Ấn – Âu: ti vi, xà phòng, ra-đi-ô, mít tinh, ga, xô viết, bơm, in-tơ-nét.

4. Nêu nhận xét về cách viết mượn nói trên:
Các từ mượn đã Việt hóa cao (tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp…) thì viết giống như thuần Việt.
Các từ mượn chưa được Việt hóa cao thì khi viết có gạch nối giữa các tiếng.

II. Nguyên tắc mượn từ
Em hiểu ý kiến sau của chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
--> Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn nói với chúng ta rằng: mượn từ là một cách làm giàu tiếng Việt nhưng chỉ mượn từ khi tiếng Việt chưa có hoặc khó dịch còn khi tiếng Việt đã có từ thì không nên mượn tùy tiện.

III. LUYỆN TẬP:
1. Ghi lại các từ mượn trong những câu dưới đây. Cho biết các từ ấy được mượn từ những tiếng (ngôn ngữ) nào.
a. Mượn tiếng Hán: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.
b. Mượn tiếng Hán: gia nhân.
c. Mượn tiếng Anh: pốp, Mai-cơn Giắc-xơn, in-tơ-nét.

2. Hãy xác định nghĩa của tiếng tạo thành các từ Hán Việt dưới đây:
a.
- Khán giả: khán = xem, giả = người ⟹ người xem.
- Thính giả: thính = nghe, giả = người ⟹ người nghe.
- Độc giả: độc = đọc, giả = người ⟹ người đọc.

b.
- Yếu điểm: yếu = quan trọng, điểm = chỗ (điểm) ⟹ chỗ quan trọng, điểm quan trọng.
- Yếu lược: yếu = quan trọng, lược = tóm tắt ⟹ tóm tắt những điều quan trọng.
- Yếu nhân: yếu = quan trọng, nhân = người ⟹ người quan trọng.

3. Hãy kể tên một số từ mượn:
a. Là tên các đơn vị đo lường: mét, lít, ki-lô-gam, ki-lô-mét,…
b. Là tên một số bộ phận của chiếc xe đạp: ghi- đông, gác-đờ-bu…
c. Là tên một số đồ vật như: ra-đi-ô, vi-ô-lông, xoong…

4. Những từ nào trong các cặp từ dưới đây là từ mượn? Có thể dùng chúng trong những hoàn cảnh nào, với những đối tượng giao tiếp nào?
Các từ mượn: phôn, fan, nốc ao.
Có thể dùng trong những hoàn cảnh:
- Hoàn cảnh giao tiếp vớ bạn bè, người thân.
- Có thể dùng để viết tin, đăng báo.
5. Viết chính tả “Thánh Gióng”

Soạn bài Từ mượn, ngắn 3

I. Từ thuần Việt và từ mượn

Câu 1 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Trượng: đơn vị đo bằng 10 thước của Trung Quốc
- Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, làm việc lớn.

Câu 2 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Các từ vừa chú thích có nguồn gốc từ Hán

Câu 3 (trang 24 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Các từ được mượn từ tiếng Hán: Sứ giả, buồm, giang sơn, gan
- Từ mượn gốc Ấn Âu: Xà phòng, mít tinh, ra- đi- o, xô viết, ti vi, in tơ nét

II. Nguyên tắc mượn từ
Ý kiến của Hồ Chí Minh:
- Đời sống xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, những chữ ta không đủ thì cần mượn từ nước ngoài
- Không nên mượn tùy tiện, muốn sử dụng được từ mượn cần nắm rõ ngữ cảnh, tránh sự lố bịch, sai nghĩa
⇒ Đây chính là nguyên tắc mượn từ có tự trọng

III. Luyện tập
Bài 1 (trang 26 sgk ngữ văn 6 tâp 1)
a, Từ mượn tiếng Hán sính lễ, ngạc nhiên, vô cùng
b, Từ mượn tiếng Hán: gia nhân
c, Từ mượn gốc Ấn Âu: Pốp, in-tơ-nét
Từ mượn tiếng Hán: quyết định

Bài 2 (trang 26 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Giải nghĩa từ
- Khán: xem
- Thính: nghe
- Độc: đọc
- Giả: người
b, Giải nghĩa từ
- Yếu: điểm quan trọng, trọng yếu
- Điểm: điểm
- Lược: tóm tắt

Bài 3 (trang 26 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Từ chỉ đơn vị đo lường: mét, ki-lô-mét, héc-ta, ki-lô-gam…
- Từ chỉ bộ phận của xe đạp: pê- đan, ghi- đông, gác-đờ-xê…
- Tên một số đồ dùng: ra- đi- ô, cát-sét, bi- đông, tua-vít…

Bài 4 (trang 26 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Từ mượn: phôn, fan, nốc- ao
- Các từ mượn này được dùng trong giao tiếp bạn bè thân mật, với người thân. Có thể dùng trong báo chí. Không nên dùng trong hoàn cảnh giao tiếp trang trọng, nghi thức.

Bài 5 (trang 26 sgk ngữ văn 6 tập 1) Viết chính tả bài Thánh Gióng

--------------------HẾT-------------------------

Thạch Sanh là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 6, học sinh cần Soạn bài Thạch Sanh, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Em bé thông minh là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn lớp 6 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Tưởng tượng và kể lại cuộc gặp gỡ với một nhân vật trong truyện cổ tích là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Động từ nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Nội dung soạn bài Từ mượn sẽ giúp các em hiểu được thế nào là từ mượn, nguyên tắc mượn từ và được rèn luyện kĩ năng làm bài về từ mượn thông qua hệ thống bài tập.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 ngắn nhất, Ngữ văn lớp 6, Cánh Diều
Soạn bài Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa ngắn nhất, Ngữ văn 7 - Cánh Diều
Mẫu hợp đồng cho mượn tài sản và cách viết chính xác nhất
Lời bài hát Rượu Tình
Lời bài hát Mượn Rượu Tỏ Tình
Soạn bài Cụm danh từ

ĐỌC NHIỀU