TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ ngắn 1
Đề tả sự vật | Đề 2,6 |
Đề tả người | Đề 3,4,5 |
Tường thuật | Đề 3,4,5 |
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ ngắn 2
1. Đề văn tự sự
Câu hỏi trang 47, 58 SGK Ngữ Văn 6 :
- Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
- Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể, có phải đề tự sự không?
- Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào, hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì.
- Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật lại sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về tường thuật?
Trả lời câu hỏi trang 47, 58 SGK Ngữ Văn 6 :
- Lời văn (đề 1) nêu ra yêu cầu: nội dung câu chuyện em thích, hình thức (lời văn của em). Cần chú ý các từ: em thích, lời văn của em.
- Các đề 3, 4, 5, 6 vẫn là đề tự sự vì đều yêu cầu kể sự việc và cần có nhân vật.
- Trong đề 3, từ trọng tâm là: kỷ niệm. Từ trọng tâm đó yêu cầu kể bằng nhớ lại.
- Trong đề 4, từ trọng tâm là: sinh nhật. Từ đó yêu cầu chú ý các công việc tổ chức cần thiết của kỷ niệm sinh nhật.
- Trong đề 5, từ trọng tâm là: đổi mới. Từ đó yêu cầu phải so sánh quê xưa và quê nay.
- Trong đề 6, từ trọng tâm là: lớn rồi. Từ đó yêu cầu nêu bật khi đã lớn thì khác khi còn nhỏ thế nào ?
- Trong các đề trên, đề 1 nghiêng về sự việc, đề 2 nghiêng về kể người, đề 3 nghiêng về sự việc và cả người như đề 4, đề 5 nghiêng về tường thuật, đề 6 nghiêng về kể người.
Trong chương trình học Ngữ Văn 6 phần Kể về những đổi mới ở quê em là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự, kể chuyện đời thường nhằm chuẩn bị cho bài học này.
2. Cách làm bài văn tự sự
– Theo đề văn, khi tìm hiểu đề, phải chú ý câu chuyện em thích và kể bằng lời văn riêng. Điều đó đòi hỏi phải chọn lựa các câu chuyện và không chép lại.
- Theo đề văn, khi lập ý, em cần chọn chuyện nhiều ý nghĩa, không cần nhiều sự việc, nhưng cần có mặt nhân vật chính diện mà cuộc sống có nghĩa phấn đấu trong học tập để em noi theo. .
- Theo đề, khi làm dàn ý, em sẽ mở đầu bằng giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật, sau đó kể các hoạt động của nhân vật và kết thúc bằng nêu ý nghĩa câu chuyện, điều em cần học tập.
- Lời văn riêng là lời văn từ cảm xúc riêng, theo cách dùng từ, đặt câu riêng, lời văn riêng là lời văn trung thực với gì mình đã hiểu và rung động mà viết ra.
– Từ các câu hỏi trên, em cần hiểu và nhớ kỹ cách làm văn tự sự theo phần ghi nhớ.
- Bài học trước: Soạn bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Bài tiếp theo: Soạn bài Sọ Dừa