1. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật?
a. Tía thấy con ngủ say, tía không gọi.
b. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết...
c. Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút!
d. Bả không thua anh em ta một bước nào đâu.
Trả lời:
- Giải nghĩa các từ địa phương:
a. tía: bố.
b. má: mẹ.
c. giùm: giúp.
d. bả: bà.
- Các từ địa phương này được sử dụng ở miền Nam Bộ.
- Tác dụng: Thể hiện sự thân thương, gần gũi trong giao tiếp và thể hiện được văn hóa đặc trưng của người Nam Bộ.
2. Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích "Dọc đường xứ Nghệ" của Sơn Tùng.
a. Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể?
b. Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ.
c. Việc đời đã dớ dận, mi lại "thông minh" dớ dận nốt.
Trả lời:
- Các từ địa phương là:
a. nớ, nhể:
+ nớ: ấy/ kia
+ nhể: nhỉ.
b. ni: này.
c. dớ dận, mi:
+ dớ dận: ngớ ngẩn
+ mi: mày.
- Các từ địa phương: "nớ, nhể, ni, dớ dận, mi" được sử dụng ở Trung Bộ.
- Tác dụng: Làm cho ngôn ngữ phù hợp với nội dung văn bản, thể hiện sự gần gũi, thân thiết trong giao tiếp, nổi bật đặc trưng văn hóa của con người Trung Bộ.
3. Học sinh viết và luyện phát âm.
4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.
Đoạn trích "Người đàn ông cô độc giữa rừng" trích trong tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" đã sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho em ấn tượng sâu sắc. Các từ địa phương được sử dụng như "tía, má, giùm, anh Hai, nhà việc, bả, khám, qua,..." phù hợp với nội dung văn bản, mang đậm sắc thái Nam Bộ khắc họa những đặc trưng trong văn hóa và tính cách con người nơi đây. Phong cách sinh hoạt, sự gần gũi, thân thuộc được tái hiện qua những lời kể, lời nói chuyện hết sức giản dị, mộc mạc của các nhân vật.
Từ địa phương phản ánh cách nói của người dân ở một vùng miền nhất định. Trong văn học, từ địa phương tạo ra sự thân thuộc, gần gũi giữa các nhân vật. Để có thể giải nghĩa từ địa phương, các em học sinh cần hiểu được văn hóa ở mỗi vùng đất.
Một số bài soạn cũng nằm trong chương trình học Ngữ văn mẫu lớp 7, sách Cánh Diều:
- Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng), Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều, Thực hành đọc hiểu
- Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, Ngữ văn lớp 7, Cánh Diều