Soạn bài Thi nói khoác, Ngữ văn 8 Cánh Diều

Soạn bài Thi nói khoác


I. Soạn bài Thi nói khoác - Chuẩn bị:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:

- Truyện cười dân gian Việt Nam:

+ Có thể được biết đến với các tên gọi khác như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trạng, truyện trào phúng,...

+ Mục đích: mua vui giải trí, phê bình thói hư tật xấu của xã hội đương thời hoặc đả kích, vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị.

+ Có thể được phân loại thành 2 nhóm lớn: truyện cười kết chuỗi (nhóm truyện về nhân vật trung tâm là đối tượng bị phê phán; nhóm truyện về đối tượng trung tâm là người được ca ngợi, thán phục) và truyện cười không kết chuỗi (truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện tiếu lâm).

- Giới thiệu một truyện cười có đề tài nói khoác:

Em có đọc được một truyện cười tên là "Nói khoác gặp nhau". Câu chuyện kể về cuộc đối thoại giữa hai người. Một anh trong đó lên tiếng kể rằng mình biết một cái thuyền dài vô cùng. Có người hai mươi tuổi đứng ở đằng mũi mà mới đi đến giữa cột buồm thì đã già đến râu tóc bạc phơ. Anh khác nghe vậy cũng kể rằng mình từng thấy một cái cây cao ghê gớm. Có con chim đậu trên cành cây đó và đánh rơi một hạt đa. Hạt đa vừa rơi vừa gặp bụi, nảy mầm, sinh hoa kết quả. Mãi cho đến khi rơi tới đất thì cây đa đã qua tận bảy đời. Thế là anh đầu tiên cãi rằng: "Làm gì có cây cao như thế! Chả ai tin được". Anh còn lại mới cười ranh mãnh: "Không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ mà đóng chiếc thuyền của anh?".


II. Soạn bài Thi nói khoác - Đọc hiểu:

* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:


1. Nói khoác là gì?

- Nói khoác là hành động nói những điều không đúng với sự thật, thậm chí khác xa thực tế để nhằm khoe khoang, đánh bóng bản thân hoặc để vui đùa, trêu chọc.


2. Vì sao quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai?

- Quan thứ nhất chịu thua quan thứ hai vì ông ta biết quan thứ hai đang nói lỡm, nói xỏ mình.


3. Tranh minh họa cho biết gì về bối cảnh cuộc thi nói khoác?

- Tranh minh họa đã cho thấy cuộc thi nói khoác được diễn ra trên tấm sập lớn, khi tất cả đều đang vui vẻ đánh chén, rượu chè.


4. Vì sao quan thứ ba chịu thua quan thứ tư?

- Bởi vì quan thứ ba hiểu rằng quan thứ tư đang nói xỏ mình. Nếu không có cái cây mà quan thứ tư nhắc đến kia thì làm gì có gỗ để cho ông quan thứ ba xây cầu.


5. Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

- Điều bất ngờ ở kết thúc truyện chính là hành động của anh lính hầu. Anh đã quát to: "Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!" khiến các quan lớn giật mình, sợ run cầm cập. Cuối cùng, anh ta giải thích rằng đó chỉ là một cách nói khoác để hùa theo các quan.

 

III. Soạn bài Thi nói khoác - Sau khi đọc :

* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:

 

Câu 1 trang 102 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Nhan đề "Thi nói khoác" đã giúp em hình dung được chủ đề mà văn bản hướng tới. Đó sẽ là một cuộc thi nơi người ta đọ tài nói khoác với nhau.


Câu 2 trang 102 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- "Truyện cười thường ngắn gọn...": Văn bản "Thi nói khoác" rất ngắn gọn, chỉ vỏn vẹn gần một trang giấy.

- "...cốt truyện đơn giản...": Cốt truyện xoay quanh cuộc thi nói khoác giữa 4 ông quan.

- "...ít nhân vật": Cả truyện chỉ có 5 nhân vật: 4 ông quan và 1 anh lính hầu.


Câu 3 trang 102 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý "nói lỡm" ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba vì:

+ Chỉ có sợi dây thừng "gấp mười cái cột đình làng" mới có thể cột được con trâu to đến mức "liếm một cái hết cả sào mạ".

+ Chỉ có cái cây "cao khiếp lắm" mà ông quan thứ tư nhắc đến thì mới có gỗ để làm lên cái cầu mà ông quan thứ ba khoe.


Câu 4 trang 102 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Điều khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này là việc cả bốn ông quan tai to mặt lớn không ai chịu thua ai, thế mà phải "giật bắn người", "sợ run cầm cập", "ngơ ngác nhìn trước nhìn sau" vì một lời của anh lính hầu.

Câu 5 trang 102 SGK Ngữ văn 8 Cánh diều - tập 1:

- Theo em, truyện "Thi nói khoác" chủ yếu nhằm mục đích phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, cụ thể ở đây là thói khoác lác, khoa trương.


- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Như vậy, có thể thấy việc tìm hiểu văn bản "Thi nói khoác" đã đem cho chúng ta nhiều kiến thức mới về thể loại truyện cười dân gian. Các em hãy ghé qua kho tài liệu của Taimienphi.vn để tìm hiểu thêm về các tác phẩm khác nữa nhé: Soạn bài Treo biển; Soạn bài Cái kính.

Chúng ta đã chẳng xa lạ gì với việc thấy một người nói khoác. Nhưng vào trong văn học, điều này lại có thể gợi ra nhiều bài học để gửi gắm đến những đời sau. Hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua phần Soạn bài Thi nói khoác, Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều trên Taimienphi.vn nhé.
Soạn bài Đường về quê mẹ, Ngữ văn lớp 8 Cánh diều
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Treo biển, Ngữ văn 8 Cánh Diều
Soạn bài Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm Săn), Ngữ văn lớp 10, Cánh Diều
Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, ngắn gọn, Ngữ văn lớp 6 - Cánh Diều
Soạn bài Sao băng, Ngữ văn 8 Cánh Diều

ĐỌC NHIỀU