I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH
Câu 1: Nội dung ý kiến đánh giá của tác giả đối với nhân vật Sở Khanh: Trong xã hội này bẩn thỉu và bần tiện thì có lẽ không ai bằng Sở Khanh.
Câu 2: Để làm sáng tỏ luận điểm nêu trên, tác giả đã triển khai bằng các luận cứ như sau:
- Sở Khanh sống bằng một cái nghề rất tồi tàn là nghề sống dựa vào các nhà chứa, nghề làm chồng hờ của các cô gái ở lầu xanh.
- Hắn vờ làm nhà Nho, làm hiệp khách và vờ yêu để kiếm chác, để đánh lừa những người con gái ngây thơ, hiếu thảo, muốn thoát kiếp gái lầu xanh như Kiều.
- Sau khi lừa bịp, hắn trở mặt trở về đúng diện mạo của kẻ bạc tình, tiểu nhân, bất chính.
Câu 3: Sự kết hợp chặt chẽ giữa thao tác phân tích và tổng hợp trong đoạn trích:
- Cùng với việc phân tích bộ mặt tàn nhẫn và vô liêm sỉ của Sở Khanh, Hoài Thanh đã đưa ra lời kết luận khái quát mang ý nghĩa sâu sắc:“Nhân vật Sở Khanh hoàn thành bức tranh về các nhà chứa. Nó là cái mức cao nhất của tình hình đồi bại trong xã hội này”.
Câu 4: Kể tên một số đối tượng phân tích trong bài văn nghị luận ( xã hội và văn học)
- Xã hội: Trình bày suy nghĩ về nhận định: Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.
- Văn học:
Câu 5:
Phân tích trong văn nghị luận là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét rồi khái quát, phát hiện ra bản chất của đối tượng
- Yêu cầu :
III. LUYỆN TẬP
Bài 1. Trong các đoạn trích dưới đây, người viết đã phân tích đối tượng từ những mối quan hệ sau:
Bài 2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương thể hiện ở:
- Hệ thống các từ ngữ giàu hình ảnh và cảm xúc có sức biểu đạt cao: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, xiên ngang, đâm toạc, tí, con con...⟶ Tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh qua âm thanh “văng vẳng” của tiếng trống canh → Sự cô đơn, trơ trọi trước không gian rộng lớn của đêm vắng
- Từ “trơ” đảo ngữ đi liền với “cái hồng nhan” → Gợi sự xót xa bẽ bàng cho thân phận người phụ nữ.
- Các cụm từ “xiên ngang, đâm toạc” kết hợp với phép đảo ngữ đã thể hiện một cá tính rất đậm nét của Hồ Xuân Hương, chứa đựng trong đó sự mạnh mẽ, quyết liệt, tìm mọi cách để vùng thoát khỏi số phận
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Bản chất và yêu cầu của lập luận phân tích
- Lập luận phân tích, trước hết giống với phân tích ở chỗ chia nhỏ đối tượng ra thành từng mặt, từng bộ phận, từng yếu tố để xem xét rồi khái quát, tìm ra bản chất của nó.
- Tuy nhiên, lập luận phân tích không dừng lại ở việc phân chia đối tượng và khảo sát từng yếu tố mà phải phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố được phân tích, phân tích các mối quan hệ giữa các đối tượng có liên quan. Trên cơ sở đó mà tổng hợp xem xét đối tượng một cách toàn diện và chỉnh thể.
- Yêu cầu của một lập luận phân tích:
+ Xác định vấn đề phân tích.
+ Chia vấn đề thành những khía cạnh nhỏ.
+ Tìm ra ý nghĩa của chúng thông qua các mối quan hệ nội tại và quan hệ với bên ngoài.
+ Khái quát, tổng hợp.
2. Cách lập luận phân tích
- Để phân tích đối tượng thành các yếu tố cần dựa trên những tiêu chí quan hệ nhất định: + Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng.
. + Quan hệ nhân quả. + Quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan. + Quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích.
- Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận nhưng cần lưu ý mối quan hệ giữa chúng với nhau, cần khái quát để rút ra bản chất chung của đối tượng
B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Các lập luận dưới đây (trang 28, SGK Ngữ văn 11, tập một) việc phân tích đối tượng dựa trên các mối quan hệ cụ thể như sau:
a) Lập luận phân tích (đoạn a) dựa trên mối quan hệ nội bộ của đối tượng: Đó là những biến tấu phức hợp trong nội tâm của Thuý Kiều vào một đêm không ngủ, một mình đối diện với ngọn đèn. Tâm trạng “bàn hoàn”, đau xót, cô độc đến tận cùng và hoàn cảnh bế tắc của nhân vật.
b) – Lập luận phân tích (đoạn c) dựa trên mối quan hệ giữa đối tượng này và đối tượng khác có liên quan. Đó là mối quan hệ giữa bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài thơ Tì bà hành của Bạch Cư Dị.
- Mối quan hệ được đặt trên nỗi cô độc bơ vơ của hai người ca nữ.
- Đồng thời tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa họ. Một đăng thì lăng 1, buồn. Một đồng thì “run lên vì đau khổ”.
- Ngoài ra, Hoài Thanh còn khai thác mối quan hệ khác nữa là so sánh c với thơ Thế Lữ.
2. Phân tích vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong “Tự tình” (bài II) c. Hồ Xuân Hương
- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt khá chuẩn mực về lui Đường thi nhưng hơi thở, hình tượng thơ thì rất dân tộc. Điều đó được thể hiển qua việc sử dụng rất độc đáo ngôn ngữ thuần Việt, cách vận dụng thành -- quen thuộc của dân tộc ta.
- Nghệ thuật sử dụng những từ ngữ có sức gợi tả, gợi cảm cao: + Âm thanh: trống canh
+ Cảm nhận về thân phận: ngoại diện: trợ cái hồng nhan; tâm trạng: say lại tỉnh; thực trạng: khuyết chưa tròn...
- Giọng điệu thơ ngang tàng khí khái, nhưng vẫn hàm chứa âm hưởng mệt mỏi, có phần chán nản: “ngán nỗi xuân đi...”. Dẫu vậy, cảm hứng chung của toàn bài thơ là khát vọng sống mãnh liệt, cùng với nó là khát vọng về hạnh phúc chân chính của con người.
- Nghệ thuật đảo ngữ được sử dụng khá đắc địa. - Dùng từ nhiều nghĩa: Xuân - Phép đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận. – Sử dụng những động từ mạnh để thể hiện cảm xúc bức phá.
- Tất cả các yếu tố trên kết hợp, bổ sung cho nhau góp phần tạo nên một chỉnh thể nghệ thuật độc đáo.
-----------------------HẾT------------------------
Chi tiết nội dung phần Soạn bài Tự tình và nội dung phần Phân tích bài thơ Tự tình đã được hướng dẫn đầy đủ để các em tham khảo và chuẩn bị nhằm ôn luyện môn Ngữ Văn 11 tốt hơn.
Trong chương trình học Ngữ Văn 11 phần Phân tích tâm trạng cô bé Liên đêm đêm thức đợi xem chuyến tàu đi qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam là một nội dung quan trọng các em cần chú ý chuẩn bị trước.
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân nhằm chuẩn bị tốt cho bài học này.