Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 12

=> Xem lại các bài soạn văn lớp 12 trước đó tại đây: soạn văn lớp 12

Ôn tập phần làm văn là bài học rất quan trọng để tổng kết và hệ thống lại các kiến thức về tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn 12 nói riêng và toàn bộ chương trình văn bậc THPT nói riêng, chính vì vậy, các em học sinh cần soạn bài Ôn tập phần làm văn một cách chu đáo và cẩn thận ở nhà để có thể tham gia vào giờ học này trên lớp một cách hiệu quả. Trong tài liệu soạn văn lớp 12, chúng tôi không chỉ cung cấp phần hướng dẫn soạn bài học này mà các em có thể tìm thấy nhiều bài soạn khác ở đây với những gợi ý ngắn gọn, bám sát nội dung sách giáo khoa nên rất dễ dàng cho các em theo dõi.

 

Soạn bài Ôn tập phần làm văn, ngắn 1

I. Những nội dung kiến thức cần ôn tập
 
Câu 1. Các kiểu văn bản đã học:
+ Tự sự
+ Thuyết minh
+ Nghị luận
+ Các văn bản khác (báo chí, quảng cáo, hành chính...)
 
Câu 2. Để viết được một văn bản cần những công việc:
- Xác định được đề bài 
- Tìm ý và lập dàn ý
- Viết văn bản
- Kiểm tra lại văn bản và chỉnh sửa
 
Câu 3.
a. Đề tài cơ bản của văn nghị luận trong nhà trường:
- Gồm những nhóm: Nghị luận xã hội và nghị luận văn học
- Điểm chung và khác biệt:
+ Điểm chung: Đều trình bày quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề nghị luận
+ Điểm khác
 -- Nghị luận xã hội: Cần có sự hiểu biết nhất định về vốn sống, thực tiễn và xã hội
 -- Nghị luận văn học: Đòi hỏi người viết phải nắm vững kiến thức văn học, có sự cảm thụ văn học và có thể lí giải vấn đề bằng lí luận văn học. 
b. Lập luận trong văn nghị luận
- Lập luận gồm những yếu tố: Luận điểm, luận cứ, thao tác và phương thức lập luận
- Luận điểm: Là tư tưởng, quan điểm của người viết đối với vấn đề nghị luận trong bài văn, được thể hiện dưới hình thức những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.
+ Luận cứ: Là những lí lẽ và bằng cứ được dùng để soi sáng cho luận điểm.
- Yêu cầu cơ bản và cách xác định luận cứ cho luận điểm:
+ Lí lẽ phải có cơ sở, dựa trên chân lí được thừa nhận
+ Dẫn chứng phải chính xác phục vụ cho luận điểm
- Các thao tác lập luận cơ bản: giải thích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận
- Các lỗi thường gặp khi lập luận và cách khắc phục:
+ Sắp xếp luận điểm lộn xộn, không rõ ràng
+ Luận cứ dài dòng, rườm rà, trùng lặp hoặc thiếu tính xác thực
+ Lập luận mâu thuẫn giữa luận cứ và luận điểm
⟹ Chú ý luận điểm và luận cứ luôn phải thống nhất, luận cứ phải phù hợp với luận điểm. 
 
II. Luyện tập
a.
- Kiểu bài nghị luận:
+ Đề 1: Nghị luận xã hội
+ Đề 2: Nghị luận văn học
- Thao tác lập luận cần sử dụng: Sử dụng tổng hợp các thao tác lập luận
- Luận điểm cơ bản:
+ Đề 1: Khẳng định câu nói Xô- cơ - rát nói với người khách, giải thích câu nói đó và lí giải vì sao nói, rút ra bài học và nhận xét đánh giá
+ Đề 2: Tìm đoạn thích nhất và giải thích vì sao thích, phân tích đoạn trích và đánh giá.
b. Dàn ý:
 
Đề 1:
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện
Thân bài:
- Nêu lên câu nói
- Giải thích câu nói và nêu lí do
- Bình luận và rút ra bài học
Kết bài:
Khẳng định bài học được rút ra và ý nghĩa bài học
 
Đề 2: 
Mở bài: Giới thiệu đoạn trích và nội dung đoạn trích
Thân bài:
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và đoạn trích
- Phân tích đoạn trích
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật
- Nêu lí do thích đoạn trích
Kết bài: Khẳng định vị thế của đoạn trích trong tác phẩm và đánh giá khái quát nội dung đoạn trích
c. Mở bài:
 Đất Nước là một đề tài muôn thuở của thơ ca và nghệ thuật. Hình hài đất nước cũng được tạc thành nhiều vẻ đẹp khác nhau từ những góc nhìn khác nhau. Nếu Tố Hữu với “Ôi Việt Nam! Yêu suốt một đời/ Nay mới được ôm Người trọn vẹn, Người ơi!” thì Nguyễn Khoa Điềm đã tạc lên hình đất nước với tư tưởng lớn của thời đại qua chương V trường ca “Mặt đường khát vọng”.
 
d. “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể”
Đến với những câu thơ đầu tiên tác giả đã đưa ta về với cội nguồn, với những câu chuyện cổ tích ngày xưa. Tác giả cũng chẳng biết đất nước có từ bao giờ, chỉ biết đất nước qua lời mẹ thường hay kể. Qua những câu chuyện “ngày xửa, ngày xưa” ấy ta biết đến hình hài đất nước.

 

Soạn bài Ôn tập phần làm văn, ngắn 2

Các em tiếp tục theo dõi phần hướng dẫn soạn bài Giá trị văn học và tiếp nhận văn học trong bài soạn tiếp theo của chúng tôi.

Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Cảm nhận sâu sắc của em về cuộc đời nhà văn Nguyễn Đình Chiểu để học tốt môn Ngữ Văn lớp 12 hơn.

Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tớ với phần Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn lớp 12 của mình.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Luật Thơ nhằm chuẩn bị cho bài học này.

Hơn nữa, Soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) là một bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12 mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Tài liệu soạn văn lớp 12 phần soạn bài Ôn tập phần làm văn của chúng tôi hôm nay sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh tham khảo để có bài chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nhất trước khi đến lớp. Mời các em cùng theo dõi phần hướng dẫn soạn bài mẫu dưới đây để biết cách soạn bài học này.
Tài liệu soạn văn lớp 12, bài giảng môn văn 12 hay nhất
Soạn bài Ôn tập phần làm văn trang 151 SGK Ngữ văn 8 tập 2
Soạn bài Ôn tập phần làm văn, soạn văn lớp 10
Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt, soạn văn lớp 11
Soạn bài Tập làm văn: Ôn tập về tả con vật trang 123 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, soạn văn lớp 12

ĐỌC NHIỀU