Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc trang 53 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Câu 1.
a. Các luận điểm chính của bài: - Mở bài
- Thân bài gồm 3 luận điểm
- Kết bài
b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường.
Câu 2. Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như "những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy".
Câu 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những "ánh sáng khác thường" của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam.
Câu 4. Tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay.
Câu 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:
- Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.
- Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.
- Soạn bài Đọc thêm: Đô-xtoi-ép-xki
- Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống
I. Tác giả & tác phẩm
1. Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906 – 2000), một nhà cách mạng lớn của đất nước ta trong thế kỉ Xx, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
- Cuộc đời:
+ Tham gia cách mạng từ rất sớm.
+ Tham gia chính phủ lâm thời năm 1945.
+ Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hàng ghế Trung ương Đảng.
- Con người: Là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, tâm huyết với mặt trận văn hóa dân tộc.
2. Tác phẩm
Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được tác giả viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3 – 7 – 1888).
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 53 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
* Những luận điểm chính của bài viết:
- Phần mở đầu: Tác giả nêu luận điểm trung tâm của bài văn: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc phải được tìm hiêu và đề cao hơn nữa.
- Phần thân bài: Trình bày những nét đặc sắc về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
- Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng.
* Cách sắp xếp các luận điểm như vật là phù hợp với nội dung của bài viết. Cách sắp xếp luận điểm ở trong tác phẩm khác với trật tự thông thường ở chỗ tác giả nói về con người cũng như tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu sau đó mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 2 (trang 53 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Đây là cách nhìn mới mẻ của tác giả:
- “Ánh sáng khác thường chính” là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- “Con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy” tức là phải kiên trì, nghiên cứu thì mới khám phá được vẻ đẹp ấy.
→ Cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề có ý nghĩa định hướng cho việc nghiên cứu, tiếp cận thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: cần có cái nhìn nhận sâu sắc, khoa học, hợp lí.
Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam qua:
* Cuộc sống và quan niệm sáng tác của nhà thơ:
- Cuộc sống:
+ Là nhà nho, sinh trưởng ở Đồng Nai.
+ Bị mù, viết thơ và phục vụ kháng chiến.
+ Là một nhà thơ có tâm hồn trong sáng và cao quý trong thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc.
→ Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng.
- Quan điểm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: thơ văn mang tính chiến đấu, giàu tính biểu cảm: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
* Thơ văn mà ông sáng tác để phục vụ cuộc chiến đấu chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc:
Được tập trung thể hiện qua luận điểm: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí của chúng ta… suốt hai mươi năm trời”
+ Tái hiện lịch sử của nước ta suốt 20 năm tính từ 1860 - đây là thời kì đau thương mà anh dũng.
+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu trong đó phần lớn là những bài văn tế ca ngợi những anh hùng suốt thời đại tận trung với nước và than khóc những liệt sĩ đã chọn con đường cứu nước cho nhân dân.
* Truyện Lục Vân Tiên
- Nội dung: Là một bản trường ca chính nghĩa, những đạo đức quý trọng ở đời, ca ngợi trung nghĩa.
- Nghệ thuật: đây là một chuyện “kể”, chuyện “nói”, lối văn “nôm na”, dễ nhớ, dễ thuộc, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian.
- Hạn chế tác phẩm: lời văn không hay cho lắm. Nguyên nhân:
+ Chủ quan: vì nhà thơ bị mù, phảo cho người khác chép lại và không thể sửa lại, duyệt lại văn bản.
+ Khách quan: do hiện tượng tam sao thất bản.
Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng hơn nữa không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay bởi đến nay vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu hết giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có tác dụng to lớn đối với nhân ta thời kì ấy mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1):
Bài văn nghị luận không khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn bởi:
- Tác động đến lí trí người nghe ở lập luận chặt chẽ, lí lẽ, dẫn chứng xác đáng.
- Tác động đến tình cảm người nghe, ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh, sử dụng biện pháp tu từ, so sánh, tăng tiến, giọng điệu hùng hồn, tha thiết.
Luyện tập
* Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu không xa lạ với giới trẻ ngày nay, bởi nó ghi lại bức tranh chân thực đời sống xã hội và con người đồng thời gửi gắm tình cảm chân thành, cảm xúc mãnh liệt của người đấu tranh hết mình vì lẽ phải và tự do của dân tộc.
- Cuộc đời và quan niệm sáng tác.
- Văn thơ yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Truyện Lục Vân Tiên.
* Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngày nay và giá trị của nó
- Đây là một bài tương đối khó đối với học sinh bởi có nhiều câu văn dài, sử dụng nhiều điển tích, điển cố, sử dụng cách nói mộc mạc của nhân dân Nam Bộ.
- Tuy nhiên Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc vẫn là một tác phẩm vô giá:
+ Là trang sử vẻ vang của nhân dân Nam Bộ trong buổi đầu kháng chiến chống giặc Pháp xâm lược.
+ Là bài ca về những người anh hùng nông dân thất thế nhưng họ vẫn luôn sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.
+ Ghi lại cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta, tự hào về truyền thống anh hùng dân tộc.
Câu 1: Tìm những luận điểm chính của bài văn. Anh (Chị) thấy cách sắp xếp luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?
Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Soạn bài Đọc thêm: Đất nước nhằm chuẩn bị cho bài học này.
Tìm hiểu chi tiết nội dung phần Soạn bài Việt Bắc (tiếp theo) để học tốt môn Ngữ Văn 12 hơn.
Bên cạnh nội dung đã học, các em cần chuẩn bị bài học sắp tới với phần Soạn bài Luật Thơ để nắm vững những kiến thức Ngữ Văn 12 của mình.