Soạn bài Người mẹ vườn cau
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần chuẩn bị:
- Con người và cuộc đời:
+ Nguyễn Ngọc Tư sinh ngày 1/1/1976 tại tỉnh Cà Mau.
+ Cô sinh ra trong một gia đình nông dân nhưng lại có đam mê với nghề cầm bút.
+ Khi mới học hết cấp Phổ Thông Cơ Sở, cô đã nghỉ học và làm việc tại cơ quan văn nghệ báo chí tỉnh Cà Mau.
- Sự nghiệp văn học:
+ Cô là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam, từng được trao nhiều giải thưởng danh giá.
+ Những tác phẩm nổi bật: tập truyện "Cánh đồng bất tận", "Ngọn đèn không tắt", "Giao thừa", "Biển người mênh mông",...
- "Người mẹ cầm súng" - Nguyễn Thi: Không chỉ giới thiệu về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người miền Nam, truyện còn xây dựng nên hình tượng vô cùng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến. Họ anh hùng, bất khuất, quả cảm, trung hậu, đảm đang và giàu đức hi sinh. Tình yêu gia đình của họ hòa vào với tình yêu Tổ quốc, trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.
* Gợi ý trả lời câu hỏi phần đọc hiểu:
- Tình huống: khi nhân vật "tôi" phải hoàn thành đề văn chỉ hai chữ "Người mẹ".
- Trợ từ: "chỉ", "cả", "đến", "còn", "lắm", "mãi",...
- Thán từ: "tiên tổ mầy", "quá vậy", "nghen", "hở", "ôi dào", "làm sao đâu", "ha",...
- Cuộc hội thoại giữa hai ba con: "nội là một bà mẹ anh hùng"; "Nội bán ve chai"; "nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức"; "Giá mà các chú ấy còn sống ... đâu phải sống một mình".
- Lời thoại "bỗ bã", nhấn mạnh tấm lòng của má Tư ("má biểu phải đem đến tận nhà", "má nhớ mầy lắm", "má còn khoe vừa gặp mầy trên vô tuyến"), mang ý trách cứ: "Lũ mầy bạc làm sao đâu".
Những vấn đề được gợi mở từ phần 3:
- Tình cảm, sự biết ơn dành cho mẹ.
- Việc viết về mẹ không phải chỉ dành vài dòng là hoàn thành được.
* Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
- Đề tài: Gia đình và con người thời hậu chiến.
- Nhan đề "Người mẹ vườn cau":
+ Ngắn gọn, súc tích.
+ Đề cập đến hình tượng "người mẹ" và nơi ở của người mẹ ấy: "vườn cau" - Gợi sự thân quen, bình dị nơi quê nhà.
- Nhan đề không chỉ đề cập đến nhân vật mẹ Tư trong truyện mà còn dùng để nói chung những bà mẹ Việt Nam anh hùng vừa kiên cường, gan dạ, vừa trung hậu, giàu đức hi sinh.
- Theo em, truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" có chủ đề ca ngợi những bà mẹ Việt Nam anh hùng giàu đức hi sinh, cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho gia đình.
- Người kể chuyện là nhân vật "tôi", theo ngôi kể thứ nhất.
- Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất đã đem đến cho người đọc góc nhìn chủ quan của nhân vật. Từ đó, thấy được tình cảm, cảm xúc ngây thơ, non nớt của một đứa trẻ về vấn đề nêu ra trong văn bản.
- Điểm đáng chú ý ở cốt truyện của tác phẩm "Người mẹ vườn cau" đó là những tình huống đặc biệt được xếp sắp ngẫu nhiên, không theo trình tự cụ thể. Mượn góc nhìn và dòng suy nghĩ của một đứa trẻ, truyện đã kể lại sự việc có thật về người mẹ Việt Nam anh hùng khi bước ra khỏi thời chiến. Qua đó, thể hiện sự biết ơn, lòng ngợi ca sâu sắc với những người có công với Cách mạng, với Tổ quốc.
- Hình ảnh "người mẹ vườn cau" được tái hiện với những chi tiết:
+ "Nhà nội nhỏ xíu, mái lá dột tong tong. Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi".
+ Thái độ "đôn hậu", thấy các con các cháu tề tựu thì "nội vui lắm, cái vui như thức dậy sau đêm dài vươn mình ngắm bình minh".
+ "Bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc".
+ "Ba bảo nội là một bà mẹ anh hùng".
+ "Nội bán ve chai... nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức"...
- Em ấn tượng nhất với chi tiết "Nội bán ve chai" mà người cha nói với nhân vật "tôi". Trước đó, "người mẹ vườn cau" hiện lên là một "bà mẹ anh hùng". Hai chữ "anh hùng" khiến ta liên tưởng đến những người khỏe mạnh, nổi bật, được xã hội ngưỡng vọng. Thế nhưng "mẹ vườn cau" chỉ là một bà lão với chiếc lưng còng cùng nghề bán ve chai. Chỉ có vậy thôi nhưng bà đã trở thành hậu phương vững chắc cho những người ở tiền tuyến. Qua chi tiết đó, em càng thêm biết ơn, trân trọng công sức, sự hi sinh của những thế hệ đi trước trong công cuộc bảo vệ và gìn giữ độc lập, tự do ngày hôm nay.
"Uống nước nhớ nguồn" là một đạo lí vô cùng tốt đẹp của người Việt. Điều này đã được nhà văn Nguyễn Ngọc Tư khéo léo truyền tải qua truyện ngắn "Người mẹ vườn cau". Tác phẩm đem đến cho ta câu chuyện về má Tư - một bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bà hiền hậu, giản dị, có chiếc lưng còng còng, khác hẳn với hình tượng "anh hùng" cao lớn, khỏe khoắn mà nhân vật "tôi" nghĩ. Trong những năm tháng kháng chiến, bà đã đi bán ve chai để đưa thức ăn, tin tức cho bộ đội, góp phần không nhỏ vào công cuộc giành lại độc lập dân tộc. Bằng giọng văn gần gũi, Nguyễn Ngọc Tư đã giúp độc giả cảm nhận được rõ nét sự hi sinh của bao thế hệ đi trước. Từ đó, thêm trân trọng, biết hơn họ nhiều hơn.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
"Người mẹ vườn cau" là một câu chuyện ngắn gọn, cô đọng mà đầy ý nghĩa. Qua đây, tác giả cũng muốn đề cao, tri ân những người anh hùng đã quên mình để bảo vệ cho độc lập dân tộc. Mời các em tham khảo thêm các bài viết khác trên Taimienphi.vn như: Soạn bài Chuỗi hạt cườm màu xám; Soạn bài Gió lạnh đầu mùa.