Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự trang 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Câu 1.
- Sắp xếp lại: b – a – d - c – g – e – i – h – k
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. Vì nhà nghèo không có tiền cưới vợ mà con trai lão phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, bỏ lại lão và con chó vàng. Lão âu yếm đặt tên con chó là Cậu Vàng. Năm đó đói nghèo mất mùa, không còn gì để ăn, vì muốn giữ lại mảnh vườn lão phải bán cho, lão Hạc đem tiền gửi ông giáo và nhờ ông trông coi hộ mảnh vườn. Lão Hạc xin Binh Tư bả chó và nói với Binh Tư rằng muốn bẫy con chó nhà bên. Ông giáo biết chuyện vô cùng buồn. Rồi Lão Hạc đột nhiên chết, cái chết đến bất ngờ và dữ dội, tất cả mọi người không ai biết lí do lão chết, ngoài ông giao và binh tư.
Câu 2.
- Các sự kiện chính:
+ Chị Dậu nấu cháo cho chồng ăn sau một đêm thoát án tử hình
+ Người nhà lí trường ầm ầm xông vào, dùng đòn roi, gậy gộc uy hiếp
+ Chị Dậu van xin, nhưng cai lệ bỏ ngoài tai không nghe
+ Cai lệ “bịch” vào ngực chị mấy bịch và toan lên bắt trói anh Dậu
+ Chị Dậu xông tới đánh hắn ngã chòng qoèo
+ Anh Dậu can ngăn nhưng chị Dậu quả quyết chống trả không thể đứng yên để chúng nó hành hạ mãi được
- Viết hoàn chỉnh: Anh Dậu vừa mới tỉnh dậy, chị Dậu đang nấu cháo cho chồng ăn sau một đêm thoái chết trở về thì bất ngờ bọn người nhà lí trường ầm ầm xông vào, dùng đòn roi, gậy gộc uy hiếp. Lúc đầu chị Dậu van xin, nhưng cai lệ bỏ ngoài tai không nghe, cai lệ “bịch” vào ngực chị mấy bịch và toan lên bắt trói anh Dậu. Không thể nhẫn nhịn được nữa chị Dậu xông tới đánh hắn ngã chòng qoèo. Anh Dậu tỏ ý can ngăn nhưng chị Dậu quả quyết chống trả không thể đứng yên để chúng nó hành hạ mãi được
Câu 3. Cả 2 văn bản “Tôi đi học” và “Trong lòng mẹ” đều khó tóm tắt . Bởi, hai văn bản sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả nội tâm nhân vật và biểu cảm kết hợp với những liên tưởng và tưởng tượng phong phú.
Tóm tắt
1. Truyện ngắn “Tôi đi học” được kể lại theo trình tự thời gian, men theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” với kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường. Trong truyện là chất thơ bàng bạc chen lẫn những cảm xúc háo hức, hồi hộp, bất ngờ của nhân vật “tôi” với những hình ảnh thân quen như: Con đường, sách vở, quần áo mới, bạn học mới,…Đó là những hình ảnh vừa xa lạ nhưng cũng vừa gần gũi, trang nghiêm giúp nhân vật “tôi” tự tin bước vào ngày học đầu tiên.
2. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” xoay quanh nhân vật chú bé Hồng với những nghịch cảnh tâm lý trong cuộc sống. Hồng ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu, em lớn lên trong một không khí giả dối, lạnh lẽo của một gia đình không hạnh phúc. Bố chết, người mẹ cùng túng quá phải đi tha hương cầu thực bỏ lại Hồng sống bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của họ hàng. Bà cô luôn cố tìm cách gieo rắc vào đầu Hồng những ý nghĩ xấu xa về mẹ của mình với mục đích chia rẽ tình cảm mẹ con. Nhưng vượt lên trên tất cả, bằng tình yêu thương, kính trọng mẹ Hồng đã nhận ra ngay những lời nói cay độc của bà cô và không nguôi nỗi nhớ mẹ. Ngày mẹ trở về, Hồng sung sướng, nghẹn ngào hạnh phúc trong vòng tay ấm êm của mẹ và quên hết những lời nói xấu xa mà bà cô từng nói về người mẹ của mình.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
Tóm tắt tác phẩm tự sự là thao tác cần thiết để giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của một câu chuyện.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các sự việc chưa hoàn toàn đầy đủ. Còn thiếu hai sự việc quan trọng là “Trương Sinh thất học, hay ghen tông” và “một tối bé Đản trỏ vào cái bóng trên tường và bảo đó là cha Đản”. Đó là sự việc quan trọng vì một là chi tiết dẫn vào mối ngờ, một là chi tiết gỡ bỏ mối nghi ngờ.
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tóm tắt văn bản Chuyện người con gái Nam Xương khoảng 20 dòng:
Vũ Nương nết na xinh đẹp được chàng Trương Sinh thất học, hay ghen cưới về. Không lâu, chàng Trương phải đi lính, Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ chồng và con nhỏ. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Khi Trương Sinh trở về, đứa trẻ không nhận cha, nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến. Trương Sinh ghen tuông, sinh nghi vợ mình thất tiết, đuổi khỏi nhà. Vũ Nương không thanh minh được, nhảy sông Hoàng Giang tự vẫn. Một tối, bé Đản – con trai Trương Sinh và Vũ Nương trỏ cái bóng trên tường vào bảo đó là cha Đản, Trương Sinh mới vỡ lẽ ra vợ bị oan. Phan Lang là người cùng làng Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được cứu sống. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về trên chiếc kiệu hoa giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện, đa tạ chàng rồi biến mất.
Câu 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Tóm tắt ngắn gọn hơn:
Chàng Trương Sinh hay ghen phải đi lính khi vừa cưới Vũ Nương. Lúc trở về, chàng nghe lời con dại nghi oan vợ không chung thuỷ. Vũ Nương bị oan bèn gieo mình tự vẫn ở sông Hoàng Giang. Một đêm khi ngồi với con trai bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng nói đấy là cha nó vẫn đến đêm đêm. Trương Sinh vỡ lẽ ra là vợ mình bị oan ức. Phan Lang là người cùng làng gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung, khi trở về trần gian, kể lại lời nhắn của Vũ Nương. Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ bên sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện lên nhưng không về trần gian nữa.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
Các sự việc tiêu biểu để tóm tắt văn bản:
- Tóm tắt văn bản Lão Hạc:
+ Lão Hạc là một nông dân nghèo, hiền lành, vợ mất sớm. Con trai vì không lấy được vợ mà quẫn trí bỏ đi đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu Vàng làm bạn.
+ Cuộc sống ngày càng khó khăn.
+ Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão dứt ruột bán con chó.
+ Lão mang tiền dành dụm gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
+ Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó.
+ Lão Hạc bỗng nhiên chết, một cái chết dữ dội. Cả làng không ai biết nguyên do ngoại trừ Binh Tư và ông giáo.
- Tóm tắt văn bản Chiếc lá cuối cùng:
+ Xiu và Giôn-xi là hai họa sĩ trẻ. Giôn-xi bị sưng phổi nặng, cô tuyệt vọng và không còn muốn sống. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân rụng là sẽ lìa đời.
+ Cụ Bơ-men – một họa sĩ già đã thức suốt đêm dầm mưa gió để vẽ chiếc lá tạo hi vọng sống cho Giôn-xi.
+ Giôn-xi lấy lại được niềm tin muốn sống, và cô đã có hi vọng.
+ Cụ Bơ-men đã chết sau đêm mưa gió vì sáng tạo nên kiệt tác cuối cùng.
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
1, Đọc tình huống
2,
a, Trong thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện xem hết một bộ phim, đọc hết những cuốn sách, vì vậy việc tóm tắt văn bản là một như cầu tất yếu trong cuộc sống
b, - Chú bộ đội kể lại một trận đánh
- Học sinh tóm tắt tình hình học tập của lớp cho giáo viên
- Công tố viên tóm tắt hồ sơ vụ án
- Tóm tắt những câu chuyện mình gặp được trên đường cho người khác nghe
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
Câu 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
a, các sự việc chính chưa được nêu đầy đủ. Sự việc Trương Sinh ngồi bên đèn dầu và đứa trẻ nói cái bóng kia chính là cha nó. Trương Sinh mới nhận ra rằng Vũ Nương bị oan. Đây là sự việc mở nút của câu chuyện, giải oan cho Vũ Nương
b, Các sự việc từ 1 đến 6 đã hợp lí. Cần thêm sự việc thứ 7 là Trương Sinh nhận ra mình đã nghi oan cho vợ. Sự việc thứ 8 là Trương Sinh lập đàn giải oan.
Câu 2 (trang 59 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):
1, Vũ Thị Thiết là người con gái xinh đẹp nết na, tư dung tốt đẹp. Nàng lấy Trương Sinh làm chồng. Hạnh phúc không bao lâu thì chàng bị bắt đi linh. Chồng vừa đi đầy tuần thì nàng sinh con. Bà mẹ vì nhớ con mà dần sinh ốm rồi chết. Vũ Nương chăm sóc và lo việc ma chay như đối với cha mẹ đẻ. Năm sau Trương Sinh trở về, nghi ngờ đức hạnh của vợ vì câu nói ngây thơ của đứa con. Vũ Nương gieo mình xuống sông để tỏ lòng. Vũ Nương được Linh Phi cứu giúp cho ở lại cung điện dưới nước. Một hôm, chàng ngồi bên đèn dầu, đứa con chỉ vào cái bóng trên tường nhận làm cha. Trương Sinh mới nhận ra mình đã nghi oan cho vợ.
Phan Lang là người cùng làng do một lần cứu giúp Linh Phi được Linh Phi báo ân. Phan Lang gặp Vũ Nương dưới cung điện. Vũ Nương nói rõ sự tình cho Phan Lang nghe. Phan Lang về kể lại sự tình cho Trương Sinh biết. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Vũ Nương được giải oan nhưng không trở về nhân gian.
2, Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới nàng Vũ Nương xong đã phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về hồ đồ nghe lời con trẻ, nghi oan cho Vũ Nương khiến nàng phải tự tử. Khi Trương Sinh hiểu ra thì sự đã muộn. Chàng lập đàn giải oan cho Vũ Nương.
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 59 Ngữ Văn lớp 9 Tập 1):
-Tóm tắt văn bản Lão Hạc
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
-Tóm tắt văn bản Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
Khoảng năm Giáp Ngọ,trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc,thường ngự ở các ly cung.Xây dựng đình đài liên miên.Nhân việc đó, nội quan đều mạc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài.Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú,Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy.
- Soạn bài Sự phát triển của từ vựng
- Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí
- Soạn bài Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh