Soạn bài Danh từ (Tiếp theo)

Mục Lục bài viết:
1. Bài soạn số 1
2. Bài soạn số 2

SOẠN BÀI DANH TỪ (tiếp theo), ngắn 1

I. Danh từ chung và danh từ riêng

Câu 1: 
Bảng phân loại 

Danh từ chung

ngày xưa, miền đất, bây giờ, nước, vị thần, nòi, con trai

Danh từ riêng

Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân 

Câu 2:

a.Các từ: Chim, mây, nước, hoa, Hoạ My đều là danh từ riêng vì đã được nhân hoá như con người nên được viết hoa
b.Từ “ Út" là danh từ riêng vì là tên người 
c.Từ “ Cháy" là danh từ riêng vì là tên địa danh 
 
Câu 3:
Viết lại danh từ riêng như sau:
Ai đi Nam Bộ 
Tiền Giang, Hậu Giang 
Ai vô thành phố 
Hồ Chí Minh
 Rực rỡ tên vàng 
Ai về thăm Bưng Biền Đồng Tháp
Việt Bắc miền Nam mồ ma giặc Pháp 
Nơi chôn rau cắt rốn của ta 
Ai đi Nam - Ngãi; Bình - Phú, Khánh Hoà
Ai đi Phan Rang Phan Thiết 
Ai lên Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc 
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung 
Sông Hương, bến Hải, Cửa Tùng
…..
Ai nói Nửa - Việt Nam yêu quý 
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà!

SOẠN BÀI DANH TỪ (tiếp theo), ngắn 2

I- Danh từ chung và danh từ riêng
Trả lời câu hỏi (trang 108 SGK)

Câu hỏi 1:
a) Thao tác 1:
Nhớ lại định nghĩa về danh từ đã học ở tiểu học.
b) Thao tác 2:
Các danh từ được bôi đen trong câu :
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
c) Thao tác 3:
Đọc phần ghi nhớ về danh từ chung (tên gọi chung một loại sự vật).
d) Thao tác 4 :
Xác định các danh từ gọi chung một loại sự vật trong số các danh từ đã gạch chân :
Đáp số : Vua : (chỉ chung các người đứng đầu đất nước trong xã hội trong thời phong kiến).
Công ơn : (chỉ chung sự giúp đỡ của người này đối với người khác về một công việc gì đó).
Tráng sĩ : (chỉ chung các nhân vật trẻ, có tài binh đao trong thời phong kiến, có công giúp đất nước).
Đền thờ : (chỉ chung các miếu, chùa, đình, lăng tẩm... thờ các nhân vật được nhân dân sùng bái sau khi họ qua đời).
Làng, huyện : (chỉ chung các đơn vị dân cư dưới tỉnh).
e) Thao tác 5:
Xác định các danh từ riêng (theo phần ghi nhớ) là tên gọi riêng từng người, đối tượng, tổ chức...
Đáp số : Phù Đổng Thiên Vương : (tên gọi tôn thờ đối với Thánh Gióng)
Gióng : (tên gọi làng nơi Thánh Gióng giáng sinh).
Gia Lâm : (tên gọi thủ đô nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
g) Thao tác 6 :
Điền vào ô danh từ chung và danh từ riêng các loại danh từ đã đưa. xác định trong câu.

Câu hỏi 2:
Nhận xét về các danh từ riêng trong sự so sánh với danh từ chung . viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội (chú ý : đây là các danh từ riêng chỉ có một bộ phận).
Học sinh tập viết đúng các danh từ riêng chỉ trường mình và phân tích cách viết hoa : Hoặc là :
- Trường / Tiểu học / An Lý (3 bộ phận) - Trường - Trung học cơ sở / Liên Minh (3 bộ phận) - Trường - Bình Minh (2 bộ phận)
– Trường Trung học cơ sở / Linh Giang / huyện Giang Minh (4 bộ phận). Câu hỏi 3: Nhắc lại qui tắc viết hoa danh từ riêng đã học.

II- Luyện tập:
Theo sự hướng dẫn của giáo viên qua bài học, giải các bài tập ở lớp và nhà.
1. Bài tập nhận diện danh từ chung và riêng (trang 109 SGK)
+ Danh từ riêng : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
+ Danh từ chung : Ngày xưa, miền, đất, nước, thần, trời, rồng, con trai. (Chú ý : danh từ không phải lúc nào cũng chỉ là một chữ (khi viết) hay một âm tiết (khi đọc)).

2. Nhận diện danh từ riêng (trang 109, 110 SGK)
- Chim, Mây, Nước, Hoa, Họa Mi không phải là danh từ riêng vì không gọi riêng một sự vật nào. Viết hoa vì muốn nhân cách hóa các sự vật đó giúp cho cách diễn đạt sinh động, gợi cảm.
- Út không phải là danh từ riêng vì nó không chỉ một sự vật cụ thể nào mà chỉ chung những đứa con sinh cuối cùng trong gia đình. Viết hoa " thói quen ở Việt Nam hay gọi con út bằng cái tên chỉ thứ tự đó. (thằng con Ba v.v...)
- Cháy không phải là danh từ riêng. Viết hoa để ghi nhớ một địa điểm có tính chất truyền thuyết của làng Phù Đổng.
- Mở rộng bài tập 2:
+ Người Việt Nam ta, con cháu vua Hùng, khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
+ Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương.
+ Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.
Thử lập luận theo các câu hỏi sau đây để trả lời rằng tại sao Rồng, Tiên, Trời, Đất, Tết lại viết hoa :
- Có phải là các danh từ riêng không ? (Không vì Rồng chỉ chung một biểu tượng được thờ phụng bên cạnh Lân, Qui, Phụng ; Tiên cũng chỉ các nhân vật ở cõi Tiên chứ không chỉ một vị Tiên cụ thể nào. (Đối chiếu với Việt Nam, vua Hùng để thấy thêm chỗ khác). Trời, Đất cũng vậy, đó là từ chỉ chung về bầu trời, quả đất ; Tết chỉ chung các ngày cuối năm của một năm âm lịch hay dương lịch.
- Vậy viết hoa như vậy có sai không ? (Không vì các danh từ ấy được viết hoa để thể hiện ý tôn trọng).
- Vậy nên đánh dấu vào ô nào ? (ô thứ 2). Thử nêu thêm một số danh từ chung được viết hoa do tôn trọng như vậy : Người (Người là niềm tin - Nói về Bác Hồ ; miền Nam thân thương).
Chú ý : Khi muốn viết hoa một danh từ chung để diễn ý tôn trọng, thân thương, cần đặt từ ngữ đó vào văn cảnh để viết cho đúng ý nghĩa đó.

3. Chữa sai : Viết lại đoạn thơ cho đúng luật viết hoa :
Ai đi Nam Bộ.
Tiền giang, Hậu (hậu) giang.
Ai vô Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
Ai về thăm bưng biền Đồng (đồng) Tháp (tháp)
Việt Bắc miền Nam, mồ ma giặc Pháp (pháp)
Nơi chôn rau cắt rốn của ta.
Ai đi Nam – Ngãi, Bình - Phú, Khánh (khánh)
Hòa (hòa) Ai vô Phan Rang (phan rang), Phan Thiết (phan thiết)
Ai lên Tây Nguyên (tây nguyên) Kông Tum (công tun)
Đắc Lắc (đắc lắc)
Khu Năm dằng dặc, khúc ruột miền Trung (trung).
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông Hương (hương), Bến Hải (bến hải), cửa Tùng...
Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
Nói với nửa - Việt Nam (Việt nam) yêu quý
Rằng : nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ! (việt nam dân chủ cộng hòa)

4. Chính tả : chú ý cách viết hoa.
Đọc thêm:
Tìm tên người Việt Nam được đặt theo nhiều cách khác nhau (ghép họ cha họ mẹ ở phần đầu, gồm nhiều chữ, có từ điệp, những tên gắn với kỷ niệm...) mà em được biết xung quanh em, trong gia đình em, trong lớp em.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 6

- Soạn bài Luyện nói kể chuyện, Bài 10
- Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng


Hướng dẫn Soạn bài Danh từ (tiếp theo) dưới đây sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu bài học qua việc trả lời những câu hỏi trong sách giáo khoa, qua việc thực hiện các yêu cầu, các em sẽ được củng cố kiến thức về danh từ đã học đồng thời mở rộng kiến thức về hai loại danh từ là Danh từ chung và Danh từ riêng.
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Mở rộng vốn từ về sông biển tiếp theo, Luyện từ và câu
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Nam và nữ (tiếp theo) trang 129 SGK Tiếng Việt 5
Soạn bài Cụm danh từ
Soạn Tiếng Việt lớp 2 - Mở rộng vốn từ về cây cối tiếp theo
Soạn bài Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Dũng cảm (tiếp theo) trang 83 SGK Tiếng Việt 4 tập 2
Soạn bài Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo)

ĐỌC NHIỀU