1. Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.
Trả lời:
- Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà là:
"Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa"
2. Em hiểu như thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình"
Trả lời:
Các câu thơ khẳng định vai trò của những câu chuyện cổ: Trải qua hàng ngàn năm, thế hệ cha ông đã cách xa nhưng những câu chuyện cổ sẽ là cầu nối để con cháu ngày nay tìm hiểu về phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của cha ông mình.
3. Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu thơ "Thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Theo em:
+ Cụm từ "người thơm" gợi nhắc về truyện cổ tích "Tấm Cám" với hình ảnh cô Tấm xinh đẹp, hiền lành.
+ Từ "thơm" dùng để chỉ những người có phẩm chất tốt đẹp với tấm lòng thơm thảo được mọi người yêu mến và để lại tiếng thơm muôn đời.
4. Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời:
Qua câu thơ, tác giả muốn gửi đến thông điệp về giá trị to lớn và sức sống bền bỉ của chuyện cổ trong việc lưu giữ lịch sử, văn hóa, văn học,...
.....................................................HẾT.................................................
Bài thơ đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của chuyện cổ nước nhà và ý nghĩa của chúng trong đời sống ngày nay. Hi vọng qua việc soạn bài Chuyện cổ nước mình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, các em càng thêm yêu những câu chuyện thuộc kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Các văn mẫu lớp 6 khác:
- Cảm nghĩ bài thơ Chuyện cổ nước mình hay nhất
- Kể lại một truyện cổ tích Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo