Soạn bài Cải ơi!
Soạn bài Cải ơi ! - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- Từng sự kiện trong câu truyện được tường thuật khá rõ ràng. Nhất là việc ông Năm đi tìm Cải, người đọc biết được tường tận lí do vì sao ông Năm đi tìm con, ông đã làm gì để tìm con, cuộc sống của ông trong những ngày tháng đó diễn ra như thế nào. Ngoài ra, nhà văn còn kể cho người đọc thấy số phận éo le, đáng thương của Thàn và Diễm Thương thông qua từng đoạn văn.
- Tuy nhiên, mạch truyện lại khác lạ, khác thường. "Cải ơi" có kết cấu đảo trật tự thời gian, sự kiện. Các sự kiện được kể nương theo tâm trạng, kí ức đứt đoạn của nhân vật hoặc sự liên kết giữa sự việc này và sự việc kia trong truyện.
- Hiệu quả: Sự đan cài xúc cảm khi người đọc đột ngột chuyển từ sự kiện này đến sự kiện khác khiến cho nỗi niềm thương xót, cảm thông với các nhân vật được đẩy lên cao nhất. Cách kể chuyện đó khiến cho người đọc cảm nhận sâu sắc số phận éo le, bi thương của cả ba mảnh đời. Không có số phận của ai là bi thảm nhất, mỗi nhân vật đều có một nỗi đau của riêng mình.
- Ngôi kể: Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ ba để tường thuật lại câu chuyện này.
- Người kể ở ngôi thứ ba không hề có quan hệ gì với các nhân vật, đảm bảo tính chân thực, khách quan cho câu chuyện.
- Thái độ: Thoạt tiên, người đọc thấy người kể chuyện tường thuật lại các sự việc một cách vô cùng khách quan, lạnh lùng, không hề có một chút tình cảm nào trong lời kể cả. Tuy nhiên, khi đọc kĩ tác phẩm này, ta sẽ thấy sự đồng cảm, xót thương của người kể chuyện dành cho những số phận trong truyện ngắn. Nó được thể hiện thông qua việc các nhân vật đều thấu hiểu nỗi buồn của nhau, san sẻ, giúp đỡ, cùng nương tựa vào nhau để sống.
Soạn bài Cải ơi ! - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
- Điểm nhìn trong tác phẩm được thay đổi linh hoạt. Sự kiện ông Năm đi tìm Cải thì chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của người kể chuyện. Nỗi lòng của Thàn thường được kể lại theo điểm nhìn của ông Năm
- Người kể chuyện có điểm nhìn di động, thay đổi linh hoạt.
+ Có khi sử dụng điểm nhìn của người kể chuyện giúp cho tác phẩm được trần thuật một cách khách quan, không có sự thương xót cho bất cứ nhân vật nào hơn nhân vật nào.
+ Điểm nhìn của nhân vật ông Năm"ông Năm xót xa nhìn hai đứa trẻ...",... Ông Năm là nhân vật trung tâm của truyện, gần gũi với hai nhân vật còn lại. Vậy nên việc sử dụng điểm nhìn của ông Năm giúp người đọc khám phá ra những góc khuất trong hành động, suy nghĩ của hai nhân đó.
+ Ngoài ra, tác phẩm còn sử dụng điểm nhìn bên trong của các nhân vật.
- Điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế hơn, làm rõ được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
Lời của người kể chuyện và lời của nhân vật không có sự tách bạch rõ ràng.
- VD: "(1) Con Diễm Thương bực lắm, nó gặp Thàn là đá ghế quăng ly, nó nói ổng đừng mắc công tìm, con Cải chết ngắc rồi. (2) Sao tui thù con nhỏ đó đó quá trời, có nhà mà bỏ, có cha có mẹ mà không thèm... (3) Cái thứ người đó, cho nó chết bờ chết bụi cũng đáng. (4) Rồi nó nghẹn ngào, còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài...".
+ Lời của người kể chuyện trong đoạn này là: "Con Diễm Thương...nó nói" và "Rồi nó nghẹn ngào".
+ Lời của nhân vật trong đoạn này là: "ổng đừng mắc công...cũng xứng đáng" và "còn tui, người ta đã quăng ở đây mười tám năm, mà không ai trở lại tìm, tui chờ hoài...".
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
"Cải ơi!" là một tác phẩm rất hay của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Truyện có kết cấu khác lạ, cách kể chuyện độc đáo. Em hãy đọc kĩ bài và trả lời câu nhé. Mời em tham khảo thêm các bài mẫu khác như: Soạn bài Nhớ đồng, Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức; Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức