Đề bài: Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
3 bài văn mẫu Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân
Nguyễn Tuân là nhà văn xuất sắc của dân tộc Việt Nam, ông là nhà văn được mệnh danh là người đi tìm cái đẹp trong cái bị tàn lụi, với một tâm hồn lãng mạn và đầy chất nhân văn, ông đã sáng tác nên tác phẩm Chữ người tử tù, với biện pháp nghệ thuật hấp dẫn thu hút sự chú ý của người xem đó là bút pháp lãng mạn.
Với tài năng nghệ thuật sâu sắc, ông đã sáng tác lên tác phẩm thu hút sự chú ý của mọi người vào tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ, cũng như một biện pháp có sức thu hút mạnh mẽ tài năng cũng như phẩm giá của nhà văn. Với tài năng và trách nhiệm với tác phẩm mà mình viết ra ông đã sáng tác nên những tác phẩm đậm chất nhân văn và giàu giá trị sâu sắc, ông không chỉ để cho người đọc thấy được tài năng của mình, mà qua đó người đọc thấy được nghệ thuật về xây dựng cái đẹp, cái đẹp đang bị mất đi, con người đang phải sống trong những khoảng không gian chặt hẹp nhưng con người vẫn đang phát huy được cái đẹp trong tâm can của mình.
Với những tình huống đặc sắc, tác phẩm đã phát huy được sức mạnh của nghệ thuật tạo hình, với những đường nét phong phú, và những chi tiết đặc sắc, câu chuyện là sự giao thoa và hòa hợp trong cuộc gặp gỡ giữa viêm quản ngục và Huấn Cao. Với một không gian chặt hẹp của ngục tù, con người đang phải sống và trải qua những giây phút mà cái đẹp đang bị tàn lụi, những chính những giây phút đó mà con người đang dần phát huy mạnh mẽ tài năng trong việc trưng dụng cái đẹp và người hiền tài.
Với một tình huống truyện độc đáo, và nó tạo nên những cái riêng trong cảm giác của tác giả về việc xây dựng cấu trúc và giá trị cho một tác phẩm, giá trị của tác phẩm không chỉ trong việc tạo dựng nên hình tượng và giá trị trong tác phẩm, mà nó còn để lại cho người đọc một cảm quan nghệ thuật mới về cái đẹp, về con người trong khoảng không gian, tối tăm của tù mà cái đẹp vẫn có điều kiện nảy nở và phát huy mạnh mẽ sức mạnh của mình, điều đó không chỉ để cho chúng ta thấy được tài năng và nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm, tác phẩm nó còn thấm đẫm những giá trị lãng mạn, lãng mạn từ việc sắp xếp lên cốt truyện, nó để cho người đọc có một cái nhìn mới mẻ, về không gian nghệ thuật cũng như giá trị về một tác phẩm thành công.
Những bài văn Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù tuyển chọn
Nhà văn đã dùng bút pháp lãng mạn trong nhân vật trong tác phẩm của mình, bút pháp lãng mạn xoáy sâu vào giá trị phẩm giá của tâm hồn một con người tài hoa và mang nhiều đức tính tốt đẹp, giá trị đó được chúng ta nhìn nhận lại một cách mới mẻ và có nhiều ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với cuộc sống của con người. Nhân vật trong nghệ thuật sáng tạo của tác giả, hiện lên cũng vô cùng sâu sắc, nó mang một cảm xúc khác lạ đối với các nhân vật khác, nhân vật ở đây được dùng để biểu hiện một nghệ thuật tạo hình, trong cách sáng tạo với những đường nét tinh tế và giàu giá trị, cảm xúc đó đã mang đến cho đọc giả những phát hiện mởi mẻ, trong cách xây dựng nhân vật. Dùng lối nói có vẻ lãng mạn và mức độc cường điệu hóa đã gia tăng thêm giá trị cho tác phẩm của nhân vật. Nhân vật Huấn Cao được miêu tả với những nét điển hình về ngoại hình, tính cách của nhân vật qua cách biểu hiện, và giá trị của nó mang đến cho người đọc đó là sự uy nghiêm, tài hoa, và một đức tính của người hiền tài.
Với sự tài hoa, và phẩm chất tốt đẹp ông không sợ những lời dọa nạt của nhân vật của mình, mà luôn thể hiện một thái độ dứt khoát về chính tính cách cũng như sự diễn đạt của mình một cách độc đáo và giàu có về giá trị nhất, ngoại hình cũng là một yếu tố để tôn lên vẻ đẹp của nhân vật trong chính tác phẩm. Nhân vật Huấn Cao biểu lộ lên những tính cách của những nhân vật chính diện, nó thể hiện một thái độ của tác giả trước nhân vật của mình, với bút pháp lãng mạn, nhân vật này hiện lên với một con người vừa có tâm và có tài năng.
Như đối với viêm quan ngục nhân vật này hiện lên với một tình cảm đó là yêu cái đẹp, về địa vị có vẻ như đối lập với Huấn Cao, nhưng ông cũng có một tấm lòng biết yêu quý và chân trọng cái đẹp, cái đẹp đó đang trường tồn và nó thể hiện một thái độ tốt đối với chính nhân vật của mình, qua thái độ khúm núm, và tính cách của ông đối với Huấn Cao. Nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện được một thái độ dứt khoát trong phong cách nghệ thuật, cũng như những sáng tạo mang lại những giá trị to lớn, và nó để lại ý nghĩa đặc biệt sâu sắc cho chính tác phẩm mà nhân vật này thể hiện trong câu chuyện.
Nhân vật biểu tượng cho sự trân trọng và giữ gìn cái đẹp, với bút pháp lãng mạn nhân vật biểu hiện lên trong những khoảnh khắc tài hoa và năng động mạnh mẽ nhất, nhân vật Huấn Cao cũng là tài năng biểu hiện cho một cái đẹp trường tồn và vĩnh viễn không bao giờ có thể xóa bỏ được, còn quản ngục là người yêu cái đẹp và luôn giữ gìn cái đẹp. Với tài năng và sự miêu tả đầy chất lãng mạn tác giả đã tạo nên những giá trị riêng để miêu tả nghệ thuật tài hoa của chính nhân vật Huấn Cao.
Với tài năng và bút pháp nghệ thuật lãng mạn tác giả đã thể hiện được tài năng cũng như giá trị chính của tác phẩm mà tác giả muốn thể hiện, những tác phẩm đó đã để lại cho người đọc một cái nhìn sâu sắc hơn, về nghệ thuật xây dựng hình tượng, và cách tạo dựng nên tính cách của nhân vật, giá trị của nó tô điểm thêm cho chúng ta thấy được phong cách nghệ thuật của ông. Ông tài hoa trong việc tạo dựng nên tình huống cũng như nhân vật trong tác phẩm, với bút pháp sắc sảo của mình, ông làm gia tăng lên giá trị biểu đạt trong chính tác phẩm của mình.
--------------- HẾT BÀI 1-----------------
Bên cạnh việc tham khảo bài mẫu Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù, các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù, Cảm nhận về cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục cuối truyện hay phần Vẻ đẹp của viên quản ngục trong bài văn chữ người tử tù và bài văn mẫu Phân tích cảnh cho chữ để hiểu thêm về ngòi bút sắc sảo, nhạy bén của Nguyễn Tuân và củng cố kiến thức của mình.
Tập truyện ngắn này của Nguyễn Tuân cũng là một thành tựu rực rỡ của văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, hội tụ trong đó những yếu tố thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác này. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là một trong số đó.
Trong "Chữ người tử tù" nói riêng và tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" nói chung, Nguyễn Tuân đã dựng lại những mảnh của cuộc sống một thời đã qua, một thời vang bóng. Cả một dấu xưa vàng son, quá vãng nay trở về sáng lại trên mỗi trang văn với vẻ đẹp mê hồn, có khi rùng rợn mang đầy nuối tiếc, bâng khuâng. Truyện tuy ngắn nhưng cũng đủ để nhà văn vẽ ra một sự tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái Thiện và cái Ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Nhân vật Huấn Cao, quản ngục, thầy thư lại là một bộ ba nhân vật mà trong đó chỉ Huấn Cao là có tên (một cái tên cũng khá mơ hồ gồm tên gọi tắt của chức vụ (Huấn) đi kèm với họ (Cao)) nhưng vẫn sáng lên như những nốt nhấn giữa một mặt bằng tăm tối.
Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù hay nhất
Có thể nói hoàn cảnh nhà lao nói riêng và hoàn cảnh xã hội nói chung đã giam hãm những con người trong sạch đó vào cái lồng thiên địa chật hẹp và bó buộc, là một không gian thù địch và luôn ẩn chứa sức phá hoại đối với cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương. Nhân vật quản ngục và thư lại là những con người trung gian mà Huấn Cao là nhân vật lý tưởng, mẫu hình lý tưởng đối lập với cuộc sống đang níu giữ, kéo ghì quản ngục và thư lại xuống. Quản ngục và thư lại sống lẫn trong cuộc sống đó, Huấn Cao vượt lên khỏi cuộc sống đó nhưng xét đến cùng họ đều là nhân vật của văn học lãng mạn. Huấn Cao sống một cuộc sống mà bình sinh chọc trời khuấy nước mặc dầu với những hình tích và hành trạng bí ẩn đầy màu sắc truyền thuyết. Con người ấy đối lập mình với thế giới, với chế độ mà mình đang sống bởi tự ý thức được mình, ý thức được phẩm giá của mình, kiêu hãnh đứng riêng ra và cao hơn với xung quanh và cảm thấy cô độc trong niềm kiêu hãnh đó. Tuy quản ngục và thầy thư lại không được như Huấn Cao nhưng họ vẫn là những người xa lạ với hoàn cảnh của mình đang sống. "Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người (...) của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Họ sống lạc lõng với xung quanh, là những người chọn nhầm nghề bởi nơi họ sống là một nơi "lẫn lộn (...) khó giữ thiên lương", là nơi mà những cái thuần khiết bị đày ải giữa một đống cặn bã. Giữa cảnh sống đó, nhân cách và tài năng của Huấn Cao càng rực sáng hơn, Huấn Cao đã vượt lên khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh để sống với chính bản thân mình dù rằng ông đang ở trong cảnh tù đày, cá nằm trên thớt. Nguyễn Tuân đã dùng những lời thật đẹp để tả lại khung cảnh "một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định (...); bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao dần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ...". Những câu văn bay bổng, tài hoa đó đã nói lên phần nào lòng yêu mến của nhà văn với các nhân vật lý tưởng của mình.
Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là một bức tranh gồm nhiều mảng màu khác nhau, phân rõ tối sáng, đậm nhạt mà trong đó cái Thiện và cái Ác, ánh sáng và bóng tối luôn tương phản với nhau. Có thể nói, ngay ước muốn xin chữ Huấn Cao của viên quản ngục đã là một ý định đầy chất lãng mạn. Ước mơ đó đã là cái nền nâng đỡ cho hàng loạt chi tiết sau này để những mảng màu tương phản được bày ra. Cảnh tượng Huấn Cao cho chữ là tột đỉnh của quan điểm lãng mạn mà tại điểm hội tụ đó cái Thiện chiến thắng cái Ác, ánh sáng đã lấn át bóng tối và quan trọng hơn là sự phát triển của tính cách nhân vật không còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Tính cách, cảm xúc của nhân vật đã vượt lên trên hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đã nói đó là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có" và chúng ta có thể nói nếu theo logic thông thường của cuộc sống thì đó là một cảnh tượng "không thể có". Ở đây các nhân vật đã quên đi tất cả, quên đi địa vị, danh phận, địa điểm mình đang đứng mà chỉ sống với cái đẹp, hướng tới ánh sáng, thưởng thức chung một nét chữ, cảm nhận cùng một mùi thơm của mực. Trong bức tranh sơn dầu đó, Huấn Cao có cái đẹp lan toả của một người nghệ sĩ còn viên quản ngục và thầy thư lại có cái đẹp của lòng biệt nhỡn liên tài, vẻ đẹp của thiên lương còn giữ được giữa bao quay cuồng đen trắng. Từ hành động rỗ gông của Huấn Cao ở đầu truyện tới việc Huấn Cao viết chữ ở cuối truyện là sự thống nhất nhân cách của một nhân vật lãng mạn. Quản ngục, thư lại là hai nhân vật nâng đỡ nhưng cũng đẹp và đầy chất thơ - chất thơ của cái đẹp, của tài hoa đối lập và vượt lên khỏi thực tại tầm thường, tăm tối. Câu nói "Xin lĩnh ý" của viên quản ngục khi bị Huấn Cao quát đuổi ra ngoài chỉ đơn thuần là một sự nhũn nhặn nhưng câu nói "Xin bái lĩnh" của chính nhân vật này ở cuối truyện, nói sau khi được Huấn Cao cho chữ và khuyên bảo lại là một nét đẹp của một tâm hồn hướng thiện, yêu mến tài hoa.
Trong sáng tác của các nhà văn lãng mạn, người ta có thể nhận ra được hình bóng nhà văn trong nhân vật lý tưởng của mình. Huấn Cao trong "Chữ người tử tù" là một nhân vật như thế. Hành trạng một đời tung hoành không biết trên đầu có ai cùng sự tài hoa, ngông nghênh của ông Huấn cũng là một phần tâm hồn Nguyễn Tuân gửi vào trong đó. Con người Nguyễn Tuân ở ngoài đời cũng như con người ông trong văn chương và các nhân vật của ông có những nét chồng khít đến kỳ lạ mà trong đó sự tài hoa, ngang tàng, phóng túng là mẫu số chung của những phân số đó. Con người nghệ sĩ ấy không chấp nhận cái tầm thường xung quanh, muốn nổi loạn với tất cả mà ở đây hình mẫu lịch sử của nhân vật Huấn Cao (một số nhà nghiên cứu nói là Cao Bá Quát) chỉ còn tiếng vọng. Cũng chính con người nghệ sĩ trong Nguyễn Tuân đã giúp ông bỏ đi phần kết của truyện này khi in trên báo, không đưa vào trong tập sách "Vang bóng một thời". Khi truyện ngắn "Vang bóng một thời" in lần đầu trên báo, sau khi nói "Xin bái lĩnh", viên quản ngục đã nghĩ rằng mình đã có "lời", có "lãi" khi biệt đãi Huấn Cao và nhận được bức châm do chính tay Huấn Cao viết. Cái kết này đã bị lược bỏ khi truyện được in thành sách và chính sự lược bỏ đó đã làm cho truyện thành công hơn, cuốn hút hơn. Truyện cuốn hút vì nó là một khối lãng mạn thực sự mà không bị những ý nghĩ vụ lợi xen vào dù chỉ trong từng chi tiết nhỏ. Đó chính là quan niệm cái Đẹp không gắn liền với cái hữu ích, cái Đẹp đối lập với cái vụ lợi, như Nguyễn Tuân từng nói: "Nghệ thuật là cái mà bọn con buôn coi là vô giá trị...".
"Vang bóng một thời" là một tiếng vọng đầy cuốn hút trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945 và "Chữ người tử tù" là một tiếng nói góp phần làm nên sự thành công của tập truyện này. Có thể nói rằng, những đặc trưng của phương pháp sáng tác lãng mạn chủ nghĩa không phải đã tập trung đầy đủ ở đây nhưng nhà văn đã thực sự đem chúng ta đến một thế giới mà trong đó nhân vật lãng mạn vượt lên khỏi hoàn cảnh để sống khác biệt với những tầm thường, tăm tối quanh mình. Cái Đẹp, cái Thiện và sự tài hoa đã cùng nhau châu tuần về đó.
Trong trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, Nguyễn Tuân nổi lên như một gương mặt tiêu biểu của mảng sáng tác văn xuôi với những tác phẩm mang một phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn. Sáng tác của Nguyễn Tuân dù là truyện ngắn, tiểu thuyết hay tuỳ bút, trước 1945, đều là tiếng nói của một tâm hồn lãng mạn, một tài năng mẫu mực của nghệ thuật ngôn từ. Trong sự nghiệp Nguyễn Tuân, tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" là một mốc son đậm nét giúp người đọc hiểu và gần Nguyễn Tuân hơn, một Nguyễn Tuân tài ba, uyên bác và làm chủ gần như tuyệt đối vốn tiếng Việt phong phú, dồi dào và đầy sáng tạo. Tập truyện ngắn này của Nguyễn Tuân cũng là một thành tựu rực rỡ của văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, hội tụ trong đó những yếu tố thẩm mỹ và nguyên tắc sáng tác của phương pháp sáng tác này. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là một trong số đó.
Trong "Chữ người tử tù" nói riêng và tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" nói chung, Nguyễn Tuân đã dựng lại những mảnh của cuộc sống một thời đã qua, một thời vang bóng. Cả một dấu xưa vàng son, quá vãng nay trở về sáng lại trên mỗi trang văn với vẻ đẹp mê hồn, có khi rùng rợn mang đầy nuối tiếc, bâng khuâng. Truyện tuy ngắn nhưng cũng đủ để nhà văn vẽ ra một sự tương phản giữa cái lý tưởng và hoàn cảnh thực tại, giữa cái Thiện và cái Ác, giữa ánh sáng và bóng tối. Nhân vật Huấn Cao, quản ngục, thầy thư lại là một bộ ba nhân vật mà trong đó chỉ Huấn Cao là có tên (một cái tên cũng khá mơ hồ gồm tên gọi tắt của chức vụ (Huấn) đi kèm với họ (Cao)) nhưng vẫn sáng lên như những nốt nhấn giữa một mặt bằng tăm tối.
Hướng dẫn Phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù
Có thể nói hoàn cảnh nhà lao nói riêng và hoàn cảnh xã hội nói chung đã giam hãm những con người trong sạch đó vào cái lồng thiên địa chật hẹp và bó buộc, là một không gian thù địch và luôn ẩn chứa sức phá hoại đối với cái Tài, cái Đẹp, cái Thiên lương. Nhân vật quản ngục và thư lại là những con người trung gian mà Huấn Cao là nhân vật lý tưởng, mẫu hình lý tưởng đối lập với cuộc sống đang níu giữ, kéo ghì quản ngục và thư lại xuống. Quản ngục và thư lại sống lẫn trong cuộc sống đó, Huấn Cao vượt lên khỏi cuộc sống đó nhưng xét đến cùng họ đều là nhân vật của văn học lãng mạn. Huấn Cao sống một cuộc sống mà bình sinh chọc trời khuấy nước mặc dầu với những hình tích và hành trạng bí ẩn đầy màu sắc truyền thuyết. Con người ấy đối lập mình với thế giới, với chế độ mà mình đang sống bởi tự ý thức được mình, ý thức được phẩm giá của mình, kiêu hãnh đứng riêng ra và cao hơn với xung quanh và cảm thấy cô độc trong niềm kiêu hãnh đó. Tuy quản ngục và thầy thư lại không được như Huấn Cao nhưng họ vẫn là những người xa lạ với hoàn cảnh của mình đang sống. "Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người (...) của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ". Họ sống lạc lõng với xung quanh, là những người chọn nhầm nghề bởi nơi họ sống là một nơi "lẫn lộn (...) khó giữ thiên lương", là nơi mà những cái thuần khiết bị đày ải giữa một đống cặn bã.
Giữa cảnh sống đó, nhân cách và tài năng của Huấn Cao càng rực sáng hơn, Huấn Cao đã vượt lên khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh để sống với chính bản thân mình dù rằng ông đang ở trong cảnh tù đày, cá nằm trên thớt. Nguyễn Tuân đã dùng những lời thật đẹp để tả lại khung cảnh "một ngôi sao Hôm nhấp nháy như muốn trụt xuống phía chân trời không định (...); bấy nhiêu âm thanh phức tạp bay cao dần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ...". Những câu văn bay bổng, tài hoa đó đã nói lên phần nào lòng yêu mến của nhà văn với các nhân vật lý tưởng của mình.
------------------- HẾT -------------------
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn 3 bài văn mẫu phân tích bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù hay, đặc sắc. Tiếp theo, để học, làm tốt bài văn phân tích trong chương trình Ngữ Văn lớp 11, các em có thể tham khảo bài viết: Phân tích bài thơ Chạy giặc, Phân tích bức tranh phố huyện nghèo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, Phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát,...