Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai
Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Biến đổi khí hậu và những thiên tai
2. Thân bài
* Giải thích:
- "Biến đổi khí hậu": " là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loại sinh vật.
- "Thiên tai" là những hiện tượng thời tiết bất thường có thể gây thiệt hại cho người và tài sản: hạn hán, lũ lụt, động đất, sóng thần,...
* Hiện trạng:
- Xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan
- Băng tan, nước biển dâng, trái đất dần nóng lên.
* Hậu quả:
- Biến đổi khí hậu làm xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, mưa lớn, hét đậm, rét hại mà còn gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
- Trái đất nóng lên khiến băng tan, mực nước biển dâng cao làm các bờ biển biến mất, nếu băng ở Bắc cực tan hết có thể nhấn chìm nhiều quốc gia ven biển.
- Thiên tai gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
- Biến đổi khí hậu và thiên tai còn làm cho hệ sinh thái, môi trường sống của con người suy giảm nghiêm trọng.
* Nguyên nhân:
- Chủ quan: Biến đổi khí hậu là hệ quả của hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và hành động chặt phá rừng, sử dụng các hóa chất độc hại của con người.
- Khách quan: Do sự thay đổi của tự nhiên như: thay đổi trong hoạt động của mặt trời, sự dịch chuyển của Trái Đất.
* Biện pháp:
-Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường. Cần lên án những hành vi chặt phá rừng, thải các chất độc hại ra môi trường.
- Hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
3. Kết bài
Rút ra kết luận chung
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề nóng mang tính toàn cầu. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu gây ra như: xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng thời tiết cực đoan, băng tan, nước biển dâng, trái đất dần nóng lên. "Biến đổi khí hậu" là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng đến môi trường sống của con người và các loại sinh vật. Biến đổi khí hậu là hệ quả của hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và hành động chặt phá rừng, sử dụng các hóa chất độc hại của con người. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, biến đổi khí hậu còn do sự thay đổi của tự nhiên như: thay đổi trong hoạt động của mặt trời, sự dịch chuyển của Trái Đất,...gây ra. Biến đổi khí hậu có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nó tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người và các loại sinh vật. Không chỉ làm xuất hiện những hiện tượng thời tiết cực đoan: hạn hán, mưa lớn, hét đậm, rét hại mà còn gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Trái đất nóng lên khiến băng tan, mực nước biển dâng cao làm các bờ biển biến mất, nếu băng ở Bắc cực tan hết có thể nhấn chìm nhiều quốc gia ven biển. Để hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, mỗi chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường. Cần lên án những hành vi chặt phá rừng, thải các chất độc hại ra môi trường. Hãy cùng chung tay để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Hiện nay, biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn nhất mà cả nhân loại phải đổi mặt. "Biến đổi khí hậu" là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyển, thạch quyển trong hiện tại và tương lai. Khí hậu biến đổi gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống, hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên. Biến đổi khí hậu khiến cho hàng hoạt các hệ sinh thái bị phá hủy do lượng carbon dioxide tăng nhanh. Băng tan cùng những hiện tượng thời tiết bất thường: lũ lụt, hạn hán, cháy rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái trên cạn cũng như dưới dưới. Nhiệt độ trái đất tăng nhanh còn làm cho nhiều loài sinh vật biến mất hoặc đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu Trái đất không ngừng nóng lên từ 1,2 đến 6,4 độ C nữa thì đến năm 2050 có đến 50% các loài động thực vật sẽ bị tuyệt chủng. Biến đổi khí hậu còn làm cho môi trường sống của con người suy giảm nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn nữa, biến đổi khí hậu còn làm cho lương thực và nước ngọt ngày càng khan hiếm, từ đó gây ra xung đột và chiến tranh giữa các quốc gia. Con người cùng những hành vi tàn phá, xâm hại môi trường chính là nguyên nhân chính dẫn thực trạng biến đổi khí hậu. Bởi vậy, để khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, mỗi chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Cần có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống như: trồng rừng, xả rác đúng nơi quy định, tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Có thể nói rằng, biến đổi khí hậu và sự xuất hiện thường xuyên của các loại thiên tai như: động đất, sóng thần, lũ lụt đang là những hiểm họa khôn lường đe dọa đến cuộc sống của toàn nhân loại. Nhân loại đang phải đối mặt với mối nguy hại lớn mang tên Biến đổi khí hậu. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những câu chuyện đau lòng do biến đổi khí hậu và thiên tai gây ra. Đó là trận lũ lịch sử ở Miền Trung Việt Nam năm 2019 đã gây ra những mất mát lớn cả về người và của. Hay như trận động đất kinh hoàng năm 2008 tại Tứ Xuyên (Trung Quốc) và trận sóng thần năm 2005 ở Thái Lan và Indonesia khiến hàng chục ngàn người thiệt mạng. Sự thay đổi của thời tiết không chỉ làm cho trái đất nóng lên, làm xuất hiện các hiện tượng thiên tai bất thường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và môi trường sống của con người. Gây ra tình trạng này trước hết trách nhiệm thuộc về con người. Để sản xuất và phát triển kinh tế con người đã thải ra rất nhiều những chất độc hại ra môi trường, hơn nữa hành động phá rừng và khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi cũng khiến cho môi trường và khí hậu bị ảnh hưởng nặng nề. Để khắc phục và giảm thiểu những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, chúng ta cần có những hành động thiết thực: Không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng và khai thác tài nguyên khoáng sản quá mức gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái. Trong hoạt động sản xuất, các chất thải độc hại cần được xử lí trước khi xả ra ngoài môi trường. Hãy cùng chung tay vì cuộc sống của chúng ta.
----------------HẾT-----------------
Bên cạnh bài Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai, để học tốt, các em có thể tham khảo thêm nhiều chủ đề nghị luận thường gặp khác như: Nghị luận về việc thực hiện quyền trẻ em ở nước ta hiện nay, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về hiện tượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường hiện nay, Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay, Nghị luận về văn hóa đọc trong xã hội hiện nay.