Việt Nam hiện có hơn 50 ngân hàng thuộc khối ngân nhà nước, ngân hàng TMCP, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh các ngân hàng tại nước ngoài đang hoạt động. Trong đó, các ngân hàng nhà nước thường được người dùng đánh giá cao về độ uy tín, an toàn khi thực hiện các giao dịch đi vay, gửi tiền, thanh toán,... Vậy ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là những ngân hàng nào? Làm thế nào để phân biệt? Bài viết dưới đây của Taimienphi.vn sẽ giúp bạn tìm câu trả lời chính xác cho mình.
Theo định nghĩa của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 thì: "Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ."
Chức năng của ngân hàng nhà nước:
- Giúp ổn định giá trị của đồng tiền
- Đảm bảo sự an toàn hoạt động của ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng
- Đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia
- Thúc đẩy kinh tế, xã hội theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Dựa theo tiêu chí về số vốn góp của ngân hàng nhà nước và mục tiêu hoạt động, người ta chia ngân hàng nhà nước thành ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng chính sách và ngân hàng thương mại Cổ phần sở hữu vốn góp nhà nước trên 50%. Chi tiết định nghĩa về các loại ngân hàng nhà nước như sau:
Căn cứ theo cách phân loại ở trên, hiện nay, Việt Nam có tổng cộng 9 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, trong đó có 6 ngân hàng 100% là thuộc sở hữu nhà nước và 3 ngân hàng Thương mại cổ phần với 50% vốn từ nhà nước. Cụ thể:
3.1. Danh sách các ngân hàng Quốc doanh
- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên viết tắt Agribank)
- Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (tên viết tắt GP Bank)
- Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng (tên viết tắt CB Bank)
- Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương (tên viết tắt Oceanbank)
3.2. Danh sách các Ngân hàng chính sách
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (tên viết tắt VBSP)
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam (tên viết tắt VDB)
3.3. Danh sách các Ngân hàng Thương mại cổ phần sở hữu vốn nhà nước trên 50%
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (tên viết tắt BIDV)
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên viết tắt Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (tên viết tắt Vietinbank)
4.1. Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Trả lời: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng nhà nước
4.2. Ngân hàng BIDV là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Trả lời: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng nhà nước
4.3. Vietinbank là ngân hàng Nhà nước hay tư nhân
Trả lời: Vietinbank hay ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là ngân hàng nhà nước
4.4. Agribank là ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
Trả lời: Agribank hay ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là ngân hàng nhà nước
4.5. Nên chọn ngân hàng nhà nước hay ngân hàng tư nhân?
Thông thường, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng nhà nước sẽ có phần thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân. Mặt khác, phí dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử của các ngân hàng nhà nước cũng cao hơn so với các ngân hàng tư nhân. Tuy nhiên, vì là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, có độ uy tín, an toàn cao nên các ngân hàng này được người dùng đánh giá cao hơn về mức độ an toàn khi gửi tiền. Vì thế, nếu muốn duy trì tiền lãi ổn định, tính thanh khoản, bảo mật cao thì đây là ngân hàng gửi tiền tốt, uy tín mà bạn có thể lựa chọn.
Định nghĩa, cách phân loại và danh sách 9 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đã được Taimienphi.vn tổng hợp, chia sẻ. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, bạn đọc có thể cân nhắc, lựa chọn ra các ngân hàng uy tín, có những trải nghiệm tài chính tốt nhất cho mình.