Theo quy định của pháp luật, hành vi làm mất, hỏng, cháy hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt được quy định như sau:
Hóa đơn là một loại chứng từ do người bán lập, nhằm ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Căn cứ quy định tại Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và Nghị định 102/2021/NĐ-CP thì mức phạt mất hóa đơn được tổng hợp qua bảng sau:
Lưu ý trường hợp mất hóa đơn đã lập (liên giao cho khách) do lỗi của người thứ 3 (ví dụ như bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn).
- Nếu bên thứ 3 thực hiện giao dịch với người bán: người bán bị xử phạt;
- Nếu bên thứ 3 thực hiện giao dịch với người mua: Người mua bị xử phạt.
Khi mất hóa đơn trong trường hợp này thì bên thứ 3 cùng với người bán hoặc người mua cũng phải lập biên bản sự việc.
Điều 24 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định xử lý trường hợp này như sau:
- Nếu phát hiện mất hóa đơn đã lập hoặc chưa lập => Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày mất, phải lập báo cáo về việc mất hóa đơn và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp (Mẫu số 3.8 Phụ lục 3 Thông tư 39).
- Nếu hóa đơn được lập đúng quy định nhưng sau đó người bán/người mua làm mất 2 liên hóa đơn bản gốc đã lập thì: người bán và người mua lập biên bản về việc mất hóa đơn.
3.1 Những tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt lỗi làm mất hóa đơn?
Theo Điều 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực hóa đơn theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Dẫn chiếu đến Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì những tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt lỗi làm mất hóa đơn là:
- Người làm mất hóa đơn đã tự nguyện khai báo; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
- Người làm mất hóa đơn là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi;
- Việc làm mất hóa đơn xảy ra trong tình trạng bị kích động về tinh thần;
- Làm mất hóa đơn do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
- Do trình độ lạc hậu;
- Các tình tiết giảm nhẹ khác theo quy định.
3.2 Có phải mọi trường hợp buôn bán hàng hóa, dịch vụ đều phải lập hóa đơn không?
Theo Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán ít hơn 200.000 đồng mỗi lần thì không bắt buộc phải lập hóa đơn. Nếu không lập hóa đơn thì người bán phải làm Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên nếu người mua yêu cầu lập hóa đơn thì người bán phải lập và giao hóa đơn.
3.3 Không khai báo mất hóa đơn đúng thời hạn bị xử phạt thế nào?
Như đã hướng dẫn tại mục 2, trường hợp mất hóa đơn thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày mất hóa đơn, phải báo ngay cho cơ quan thuế về vấn đề này. Trường hợp khai báo mất hóa đơn không đúng thời hạn bị xử phạt như sau:
- Quá thời hạn từ 01 - 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn khai báo và có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo;
- Quá thời hạn từ 01 - 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn khai báo, không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền từ 1 triệu - 4 triệu;
- Quá thời hạn từ 06 ngày trở lên kể từ ngày hết thời hạn khai báo hoặc không khai báo: Phạt tiền từ 4 triệu - 8 triệu.
Trên đây là thông tin về mức phạt làm mất hóa đơn mà chúng tôi cung cấp. Người dân chú ý bảo quản hóa đơn cẩn thận, tránh trường hợp làm mất hóa đơn.