Mẹo bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi làm việc từ xa tránh COVID-19

Với việc triển khai kế hoạch làm việc tại nhà để tránh dịch COVID-19 các doanh nghiệp cần phải tính đến cả "hậu quả xấu" vì khi nhân viên của họ truy cập dữ liệu / cơ sở dữ liệu từ xa, nguy cơ các dữ liệu có thể bị "đánh cắp" là rất lớn.

Bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi làm việc từ xa tránh COVID-19

Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi làm việc từ xa tránh COVID-19.

Mẹo bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi làm việc từ xa tránh COVID-19

1. Cho phép người dùng quyền truy cập VPN

Để bảo mật dữ liệu được chuyển giữa các hệ thống là sử dụng VPN. Các dịch vụ VPN cung cấp thêm lớp bảo mật dữ liệu người dùng bằng cách:

- Ẩn địa chỉ IP người dùng.
- Mã hóa dữ liệu được gửi đến và đi.
- Giấu vị trí người dùng.

Có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPN, nhưng không phải tất cả trong số đó đều cung cấp dịch vụ tin cậy, đặc biệt bạn nên tránh sử dụng các dịch vụ VPN miễn phí. ExpressVPNNordVPN là 2 trong số dịch vụ VPN tin cậy nhất mà Taimienphi.vn muốn giới thiệu cho bạn.

Một lưu ý nhỏ là cần đảm bảo tất cả nhân viên làm việc ở nhà phải được cấp quyền truy cập dịch vụ và sử dụng VPN cho tất cả các hoạt động liên quan đến công ty, doanh nghiệp của bạn.

2. Cài đặt các chương trình diệt virus

Để đảm bảo các dữ liệu được an toàn, lý tưởng nhất là nên khuyến cáo mọi người trong công ty của bạn cài đặt các phần mềm diệt virus hiêu quả, kích hoạt tường lửa (Firewall) và mã hóa thiết bị.

3. Lưu trữ dữ liệu trên dịch vụ đám mây

Ngoài ra để bảo mật các dữ liệu doanh nghiệp, tốt nhất nên khuyến cáo mọi người nên sử dụng và lưu trữ dữ liệu trên các dịch vụ đám mây, chẳng hạn như Google Drive, ... thay vì lưu trữ cục bộ trên máy tính. Một lưu ý quan trọng là các dịch vụ lưu trữ đám mây của bên thứ 3 đều phải được xác minh.

4. Sao lưu dữ liệu thường xuyên

Lý tưởng nhất là mọi nhân viên nên thường xuyên sao lưu các dữ liệu, công việc của mình và lưu trữ vào các ổ cứng gắn ngoài (chẳng hạn như USB, ...) hoặc lưu trữ trên các dịch vụ đám mây. Nếu sử dụng dịch vụ MDM (mobile device mananagement) hoặc EMM (enterprise mobility management), bạn có thể sao lưu tự động thông qua bảng điều khiển quản lý hệ thống.

5. Tránh sử dụng Zoom

Cùng với việc làm việc tại nhà để tránh dịch COVID-19, các ứng dụng họp trực tuyến như Zoom cũng ngày càng trở lên phổ biến. Vì là ứng dụng phổ biến và được nhiều người dùng sử dụng nên Zoom nằm trong tầm ngắm của kẻ tấn công cũng là điều dễ hiểu.

Ứng dụng liên tục dính các lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, làm rò rỉ thông tin người dùng, ... . Nếu doanh nghiệp của bạn cũng đang sử dụng Zoom làm giải pháp họp trực tuyến, tốt nhất nên tránh sử dụng ứng dụng này. Skype cũng là lựa chọn lý tưởng cho các cuộc họp trực tuyến.

Bài viết trên đây Taimienphi.vn vừa chia sẻ cho bạn một số mẹo bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi làm việc từ xa tránh dịch COVID-19. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp như có những mẹo quay video dạy trực tuyến chuyên nghiệp trong mùa dịch Covid-19, bạn đọc có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

Trong khi diễn biến dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, nhiều doanh nghiệp, công ty triển khai kế hoạch cho nhân viên làm việc từ xa, không cần phải đến công ty. Lợi dụng cơ hội này kẻ xấu có thể truy cập, đánh cắp dữ liệu và thực hiện các hành vi xấu khác Dưới đây là một số mẹo bảo mật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp khi làm việc từ xa tránh COVID-19.
13 cách bảo mật cuộc họp trên Zoom mà bạn cần biết
7 thủ thuật hữu ích của Zoom khi làm việc ở nhà
Cách tắt camera, mic trên Zoom Meetings
Zoom 5.0 chặn Zoombombing, Gọi video trực tuyến bảo mật hơn
Cách xóa tài khoản Zoom, chấm dứt, hủy dịch vụ Zoom Free
Link tải Zoom Cloud Meetings và cách sử dụng Zoom

ĐỌC NHIỀU