Đề bài: Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
1. Mở bài
Bên cạnh những thành công vết mặt nội dung, truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" còn mang đến cho chúng ta những cảm xúc mộc mạc mà giản dị, ấm áp, đó là tình yêu nước thiêng liêng, là màu sắc Nam Bộ thấm đẫm trong từng trang văn.
2. Thân bài
a. Màu sắc Nam Bộ thể hiện qua tính cách, phẩm chất của các nhân vật:
- Chú Năm - tiêu biểu cho người nông dân Nam Bộ chất phác, hiền lành, bộc trực, thẳng thắn.
- Việt - người thành niên trẻ dũng cảm, kiên trinh và giàu tình cảm
- Má và chị Chiến - những người phụ nữ của vùng đất Nam Bộ với những tính cách đặc trưng: yêu thương chồng con, giàu đức hy sinh, đảm đang tháo vát, giỏi việc nước đảm việc nhà...(Còn tiếp)
>> Xem Dàn ý Phân tích màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình chi tiết tại đây.
"Những đứa con trong gia đình" là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi viết thời kì chống Mỹ cứu nước. Truyện ngắn đã cho thấy được phẩm chất cao đẹp của những con người làm cách mạng nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Giữa mưa bom bão đạn họ là những bông hoa kiên cường, toả sáng và ngát hương. Bên cạnh những thành công vết mặt nội dung, tác phẩm còn mang đến cho chúng ta những cảm xúc mộc mạc mà giản dị, ấm áp, đó là tình yêu nước thiêng liêng, là màu sắc Nam Bộ thấm đẫm trong từng trang văn.
Ta vẫn còn nhớ đâu đây hình ảnh những chiến sĩ Tây Tiến hùng dũng mà bi tráng, những người con vùng đất Tây Nguyên như cây xà nu can trường, vững chí quyết tâm cầm giáo chống giặc thì đến với những đứa con trong gia đình, ta lại được cảm nhận những vẻ đẹp ấy hội tụ trong phẩm chất của những người con Nam Bộ giàu lòng yêu nước. Ở họ, rạng ngời lên ý chí của những người làm cách mạng đó là sự kiên cường, lòng thủy chung, son sắt và tinh thần dũng cảm, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình. Chú Năm- một người nông dân vùng đất Nam Bộ bộc trực, chất phác và vui tính. Những tiếng hò được chú cất lên như một nét đẹp trong đặc trưng của văn hoá Nam Bộ. "Lúc đó, gân cổ chú nổi lên.......hoặc ngôi sao vàng ở tháp mười". Tiếng hò ấy khiến Việt thêm yêu thêm quý và tự hào mảnh đất nơi mình sinh ra, tiếng hò là động lực, là tinh thần thôi thúc những người chiến sĩ như Việt dũng cảm chiến đấu để một ngày tiếng hò ấy có thể cất lên giữa bầu trời tự do không khói đạn chiến tranh. Việt là một đứa con trai ý thức được trách nhiệm của mình, tuy còn nhỏ nhưng vẫn một mực đòi xung phong ra chiến trận. Dù vẫn còn tính hiếu động của một cậu bé chưa lớn song sâu thẳm trong tâm hồn Việt lại là một con người giàu tình cảm- đó cũng là một trong những phẩm chất đẹp của người miền Nam. Chốn chiến trường hiểm nguy, cậu nhớ má, nhớ ba, nhớ chú Năm, nhớ chị Chiến và cả những người đồng đội vô bờ. Cậu cố gắng giấu nhẹm đi người chị của mình vì sợ họ sẽ cướp chị đi mất. Và cũng trong con người ấy chất chứa một tinh thần quả cảm, trong cơn hôn mê tay vẫn đặt vững trên cò súng, sẵn sàng nhả viên đạn về phía quân thù không chút sợ sệt, đớn đau. Chị Chiến và má Việt là những nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ miền Nam. Mẹ Việt- một người phụ nữ giàu đức hy sinh, luôn dành tình yêu thương của mình cho chồng cho con. Người phụ nữ ấy chưa một lần than vãn về những khó khăn, vất vả mà trái lại luôn là điểm tựa tinh thần lớn cho gia đình, trong khổ đau vẫn luôn mạnh mẽ. Không chỉ vậy, bà rất mực đảm đang, tháo vát, chồng bị giết hại, một tay bà nuôi nấng chị em Việt nên người, trở thành những chiến sĩ cách mạng của địa phương. Chiến là một người chị thương em, với Việt, chị luôn nhường nhịn, bảo vệ em. Với mọi việc trong gia đình, Chiến luôn suy nghĩ thấu đáo, lo toan mọi việc trong nhà khi ba má mất. Trong con người của cô gái trẻ kia luôn chất chứa ngọn lửa căm thù giặc, kẻ đã giết đi người thân ruột thịt của cô. Trước khi nhập ngũ, Chiến giành em đi và suy nghĩ sắp xếp mọi việc gia đình rất thấu đáo, khiến chú Năm cũng phải thán phục: "Khôn, việc nhà nó thu được gọn thì việc nước được mở rộng, gọn bé giá thất, đặng bề nước non..". Có lẽ, những tình cảm thiết tha mà Nguyễn Thị dành trọn cho vùng đất miền Nam yêu dấu đã giúp ông thấu hiểu được những vất vả, cực nhọc, những đau thương và bảo phẩm chất cao đẹp của con người nơi đây mà khắc hoạ nên những nhân vật ấn tượng, mang đậm dấu ấn vùng đất Nam Bộ như vậy. Những con người ấy chân chất, bình dị mà tấm lòng son sắt với Tổ Quốc thân yêu.
Màu sắc Nam Bộ không chỉ thể hiện qua tính cách nhân vật mà còn được thể hiện qua ngôn ngữ của họ. Chính tiếng nói vùng miền tạo nên nét riêng và độc đáo trong tác phẩm. Đó là những phương ngữ được sử dụng như "má", "dòm", "mầy- tao", "trọng trọng",... được sử dụng bộc lộ rõ qua ngôn ngữ đối thoại của từng nhân vật. Mỗi cuộc hội thoại, sắc màu ngôn ngữ Nam Bộ lại được hiện lên, thẳm trong từng hơi thở, tiếng nói và cách suy nghĩ của nhân vật.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng thể hiện rõ màu sắc Nam Bộ. Đó là những vùng đất gắn bó với con người chốn đây. Trong tâm thức của người chiến sĩ cộng sản không chỉ là những người thân yêu mà còn là mảnh đất quê hương nơi đã dìu dắt Việt lớn lên. Nơi đó có những vàm cỏ, nơi đó có những dòng sông nước bạc chảy nặng phù sa, nơi đó có những cánh đồng sực mùi rơm rạ và cả vị bùn quen thuộc thân yêu. Nơi quê hương miền Nam yêu dấu ấy còn có cả những vườn cây trái sum suê, những bờ bãi xanh mướt, những chiếc thuyền ghe ngày ngày lặng lẽ cùng người lao động đi qua những bến đò. Tất cả thật quá đỗi thân thương, những không gian ấy đã gắn bó, cùng Việt trải qua với bao kỉ niệm tuổi thơ của những lần cùng chị Chiến ra sống sôi ếch hay những khi cùng các chủ du kích bắn tàu Mỹ. Và những lần bắn ná thun bên những vườn cây quả trĩu nặng. Biết bao kỉ niệm với bao ân tình mà những người như Chiến, Việt,...dành trọn cho vùng đất Nam Bộ thân thương.
Truyện ngắn đã tái hiện lại thật đặc sắc vẻ đẹp của một vùng quê Nam Bộ với những người con giàu lòng yêu nước và can trường. Bằng tài năng và tình yêu vô bờ bến với vùng đất máu thịt này mà Nguyễn Thị đã viết nên một tác phẩm chất chứa mùi vị Nam Bộ thân thương, khiến ta không khỏi nhớ về ông như một nhà văn của vùng đất nơi đây.
----------------- HẾT ------------------
Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Thi viết khi cuộc kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam diễn ra ác liệt nhất. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm, bên cạnh bài Màu sắc Nam Bộ trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, các bạn có thể tham khảo thêm: Phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình, Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt - Chiến trong truyện Những đứa con trong gia đình, Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Chủ nghĩa anh hùng qua Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình.