Hợp đồng sửa chữa ô tô, tàu thủy, máy là một loại hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa bên kinh doanh dịch vụ sửa chữa với chủ sở phương tiện để nhận thù lao theo thỏa thuận. Các mẫu hợp đồng sửa chữa ô tô, tàu thủy, máy cần chứa đầy đủ thông tin của các bên, vật tư, thời gian sửa chữa,...
- Mẫu hợp đồng sửa chữa xe ô tô, tàu thủy, máy mới nhất
* Tải mẫu TẠI ĐÂY
Bên cạnh mẫu hợp đồng sửa chữa, hiện nay Mẫu hợp đồng cho thuê xe tự lái cũng được sử dụng khá phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm những thông tin hữu ích.
Trong mẫu hợp đồng sửa chữa ô tô, tàu thủy, máy cần phải có những nội dung sau:
Thông tin của bên chủ tài sản và bên nhận sửa chữa:
+ Tên doanh nghiệp: địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đó: họ tên, chức vụ, ngày tháng năm sinh.
- Đối tượng của hợp đồng:
+ Tên loại máy, tàu, cần sửa chữa.
+ Những bộ phận cần sửa chữa, phục hồi
- Yêu cầu chất lượng sản phẩm
- Yêu cầu về vật tư
- Thời gian sửa chữa
- Giá cả và phương thức thanh toán
- Nghiệm thu
- Bảo hành
- Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng
- Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng
- Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
- Các thỏa thuận khác (nếu có)
- Hiệu lực của hợp đồng
- Chữ ký xác nhận của các bên
- Đối với hợp đồng sửa chữa nói chung và hợp đồng sửa chữa ô tô, tàu thủy, máy nói riêng thì phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
Thông thường, hợp đồng này sẽ được lập dưới hình thức văn bản (đánh máy hoặc viết tay).
- Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của con người, không chỉ có dịch vụ sửa chữa ô tô mà còn rất nhiều dịch vụ khác và mỗi khi sử dụng bất kỳ một dịch vụ nào thì đều cần phải lập thành hợp đồng để đảm bảo về trách nhiệm, quyền lợi của các bên. Bạn đọc có thể xem thêm về Mẫu hợp đồng mua bán để có thêm hiểu biết về đối tượng, hình thức trình bày của loại văn bản này.
Mẫu hợp đồng sửa chữa ô tô, tàu thủy, máy được lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên, theo đó các bên sẽ cụ thể hóa những thỏa thuận đó thành những điều khoản và được nêu rõ trong hợp đồng. Khi soạn thảo các bên cần phải tham gia đầy đủ cũng như cần phải lưu ý để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng, mạch lạc và tạo cơ sở để ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên.