Rằm tháng Chạp cũng giống như những ngày rằm khác, không phải là ngày đặc biệt nên việc lễ cúng Rằm tháng Chạp chuẩn bị cũng rất đơn giản gồm có văn khấn cùng đồ lễ dâng lên bàn thờ tổ tiên và thần linh.
Lễ cúng ngày Rằm tháng Chạp
Mâm cỗ cúng ngày rằm tháng Chạp gồm có lễ vật để có thể dâng lên tổ tiên và thần linh, còn văn khấn chính là thứ giúp con cháu có thể gửi tâm tư, ước muốn tới người đã khuất để mong một năm mới bình an, may mắn và tài lộc.
Giống như mâm cỗ ngày Rằm trong năm khác, nâm cỗ cúng vào tháng Chạp không cần chuẩn bị cầu kỳ, tốn kém mà chỉ cần thành tâm. Đối với đồ lễ cúng Rằm tháng Chạp, thông thường chuẩn bị mâm lễ chay như:
- Nến/đèn dầu
- Nước sạch
- Trầu cau
- Hoa quả (thường dâng lên tổ tiên và thần linh quả dưa hấu, cam, chuối, bưởi, táo .... Khi mua, bạn nên lựa chọn những quả tươi, có hình thức đẹp)
- Hoa tươi (hoa có ý nghĩa tâm linh là hoa huệ, hoa cúc nên bạn có thể mua hoa này)
- Hương
Đối với một số gia đình muốn chuẩn bị tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị thêm măng miếng, gà trống luộc, bánh trưng, giò/chả. Bên cạnh đó, gia đình bạn có thể chuẩn bị thêm hoa cúc, phật thủy ... để dâng lên bàn thờ tổ tiên.
Đối với cúng ngày Rằm tháng Chạp thì bạn cần phải cung ông Công trước, sau đó mới cúng tổ tiên.
* Văn khấn cúng Thổ Công, các vị thần
* Văn khấn cúng gia tiên
* Sớ cầu an
Cứ tới tháng 11 âm lịch thì nhiều gia đình lên chùa làm sớ để cầu cho gia đình bình an, sức khỏe. Hầu hết các lá sớ sẽ bắt đầu từ lúc Rằm tháng Chạp tới hết Rằm tháng Giêng, gồm có 7 lá sớ. Nhưng tùy vào từng phong tục tâp quán ở mỗi khu vực, tâm linh của mỗi gia đình mà họ lên chùa có làm sớ cầu an hay không.
Người Việt coi ngày Sóc là ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, ngày Vọng chính là ngày 15 âm lịch hàng tháng. Theo phong tục truyền thống của người dân Việt Nam thì trong các ngày này, các gia đình cúng mang ý nghĩa:
- Cúng ngày mùng 1 hàng tháng chính là ngày khởi đầu của một tháng, cầu mong những may mắn, những thành công sẽ đến suốt cả tháng đó.
- Ngày rằm là ngày mặt trời và mặt trăng thông suốt với nhau, tức là trong ngày đó tổ tiên và thần linh thông thương với con người nên con người chỉ cần cầu nguyện thật tâm thì những lời cầu nguyển đó sẽ tới thần tinh, tổ tiên. Bên cạnh đó, lễ cúng trong ngày cúng Rằm còn thể hiện được mong muốn con người sáng suốt, đẩy lùi được những thứ xấu xa.
Do đó, thời điểm lý tưởng nhất để cúng tổ tiên giúp người đã khuất tinh thần thức tỉnh, đạt tới cảnh giới an lạc, đón nhận những lời cầu nguyện và tình cảm của con cháu.
Rằm tháng Chạp là ngày lễ rất quan trọng của người dân Việt Nam nên dù bận rộn nhưng mọi người không chỉ chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Chạp tươm tất, thể hiện tấm lòng thành mà mọi người còn chọn giờ cúng tốt nhất để tâm nguyện có thể truyền đạt tới thần linh, tổ tiên. Thường lễ cúng sẽ được các gia đình thực hiện vào ngày 14 hoặc ngày 15/12 âm lịch. Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình là lễ cúng sẽ cúng vào buổi trưa hoặc tối. Tuy nhiên, lễ cúng không được làm quá khuya, tốt nhất là các gia đình nên cúng trước khi trời tối.
Người làm lễ cúng thường là người lớn tuổi ở trong nhà, có thể là trưởng nam hoặc trưởng nữ đều được. Trước khi làm lễ cúng thì người làm lễ cần phải tắm gội, mặc quần áo gọn gàng, để thể hiện được sự trang nghiêm, kính trọng với tổ tiên, thần linh.
Trên đây, Taimienphi.vn đã chia sẻ với bạn lễ cúng Rằm tháng Chạp gồm những gì, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích giúp chuẩn bị lễ cúng đầy đủ.
Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cơm cúng, dâng đồ lễ cúng đúng cách, các bạn cũng cần phải chuẩn bị những bài văn khấn với những lời văn trang nghiêm, thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh, tổ tiên ông bà và những người đã khuất, đó mới là cách cúng rằm tháng Giêng đúng và chuẩn theo phong tục thờ cúng của người Việt Nam ta.
Bên cạnh đó, Taimienphi.vn còn chia sẻ nên cúng Rằm ngày nào, giờ nào? giúp bạn đọc biết được nên cúng Rằm ngày nào, giờ nào để lời cầu nguyện dễ dàng đến với tổ tiên, thần linh.