Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử

Giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
 

I. Tìm hiểu chung về tác phẩm

* Tác giả: Thúy Lan
- Là nhà báo đồng thời là một nữ chính trị gia, sinh ra ở Hà Nội, có lối viết sắc sảo.

* Thể loại: Văn bản nhật dụng
* Xuất xứ: Tác phẩm in trên báo Người Hà Nội

* Giới thiệu chung về cầu Long Biên:
- Thời gian xây dựng: 1898 - 1902 (thế kỉ XIX)
- Tên gọi ban đầu: Đu-me, từ năm 1945 đổi tên thành cầu Long Biên
- Nhà thiết kế: Kiến trúc sư Ép-phen - người Pháp
- Chiều dài cầu: 2290 mét, Nặng: 17 nghìn tấn; Vật liệu: Sắt.

* Ý nghĩa của cây cầu:
- Về kĩ thuật: Đây được coi là thành tựu quan trọng của nền văn minh cầu sắt.
- Về lịch sử: Là nhân chứng chứng kiến các sự kiện lịch sử đau thương nhưng đầy hào hùng của dân tộc.
+ Mùa đông năm 1946, Trung đoàn bí mật rút khỏi thủ đô theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Năm 1954, quân Pháp rút quân về nước trên chính cây cầu đó.
+ Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
- Trong cuộc sống hiện đại ngày nay:
+ Cầu Long Biên là nhân chứng cho tình yêu đất nước của con người Việt Nam.
+ Là nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
 

II. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử

* Giá trị nội dung:
- Trải qua gần hai thế kỉ, cầu Long Biên vẫn hiên ngang, sừng sững bắc ngang qua sông Hồng, gắn liền với một thời khói lửa đầy đau thương nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc Việt Nam ta.
- Cây cầu không chỉ là biểu tượng lịch sử của Hà Nội mà còn của đất nước ta.

* Giá trị nghệ thuật:
- Ngôi kể chuyện linh hoạt chuyển từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất xưng "tôi".
- Cách kể chuyện khi giàu cảm xúc, chân thực khi lại mang màu sắc thuyết minh.
- Nghệ thuật nhân hóa, so sánh kết hợp với các từ ngữ mang sắc thái biểu cảm góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của cầu Long Biên đối với lịch sử và con người Việt Nam.

--------------------------HẾT----------------------------

Trong tài liệu Văn lớp 6, ngoài bài Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử, chúng tôi còn giới thiệu một số bài khái quát khác, các em có thể tham khảo: Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Động Phong Nha; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cây tre Việt Nam; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Đêm nay Bác không ngủ; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc bài Bức tranh của em gái tôi; Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc bài Sông nước Cà Mau,... 

Chắc chắn với cách Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử ngắn gọn dưới đây, các em học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc tóm lược, ôn luyện lại các nội dung kiến thức xoay quanh tác phẩm nhật dụng này.
Cảm nhận khi đọc cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Tóm tắt bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
Soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử trang 123 SGK
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Sơ đồ tư duy Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử
Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện Thạch Sanh

ĐỌC NHIỀU