Nội dung chính của bài viết bao gồm:
- Cách tính chỉ số IQ
- Thang điểm và xếp loại
- Chỉ số IQ có thể tăng/giảm theo thời gian không?
- Một số phương pháp làm tăng chỉ số IQ
IQ là gì?
Khái niệm chỉ số IQ lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà khoa học người Anh Francis Galton vào cuối thế kỷ XIX. Sau đó, Giáo sư người Mỹ Lewis Terman - Giảng viên trường Đại học Standford đã dựa trên lý thuyết này để xây dựng bài trắc nghiệm chỉ số IQ dùng cho tất cả mọi người, được sử dụng rộng rãi trên nước Mỹ vào đầu thế kỷ XX.
Các chuyên gia cho biết, người có chỉ số IQ cao thường có khả năng phân tích và xử lý thông tin ở mức độ chuyên sâu hơn với tốc độ nhanh hơn so với người bình thường. Chỉ số IQ trong khoảng 85-115 chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân số toàn thế giới.
Ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, sau đó được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24. Bài test hay kiểm tra IQ chuẩn hiện được xem là cách tốt nhất để tính chỉ số IQ của một người. Mục tiêu của bài test là phân tích khả năng về toán học, ngôn ngữ, xử lý hình ảnh và trí nhớ cũng như tốc độ xử lý thông tin của con người.
Thang điểm và xếp loại
Chỉ số IQ dưới 55 - chiếm tỷ lệ 0,1%: thiểu năng mức độ cao
Chỉ số IQ từ 55 - 70 - chiếm tỷ lệ 2%: thuộc loại thiểu năng
Chỉ số IQ từ 70-85 - chiếm tỷ lệ 14%: thuộc loại chậm phát triển
Chỉ số IQ từ 85-115 - chiếm tỷ lệ 68%: thuộc loại bình thường
Chỉ số IQ từ 115-130 - chiếm tỷ lệ 14%: thuộc loại thông minh
Chỉ số IQ từ 130-145 - chiếm tỷ lệ 2%: thuộc loại rất thông minh
Chỉ số IQ từ 145 trở lên - chiếm tỷ lệ 0,1%: thuộc loại thiên tài hoặc cận thiên tài.
* Đây là thang điểm chỉ số IQ theo độ lệch chuẩn 15 (IQ SD 15)
Chỉ số IQ có thể tăng/giảm theo thời gian không?
Chỉ số IQ trung bình của một người hầu như không thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ - một số người trải qua biến cố lớn trong đời, chẳng hạn như mắc bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não (viêm não Nhật Bản, bại não...) làm chỉ số IQ giảm mạnh.
Một số phương pháp làm tăng chỉ số IQ
Tuy không thể biến một người bình thường thành thiên tài nhưng các phương pháp dưới đây đã được chứng minh là hỗ trợ cải thiện IQ và giảm nguy cơ giảm IQ do bệnh tật và tuổi tác.
Chơi trò chơi giải đố, đoán chữ và các game trí tuệ
Tập thể dục thường xuyên và nghỉ ngơi hợp lý
Học chơi nhạc cụ
Bổ sung nghệ, vitamin D và dầu cá (omega 3) cho cơ thể
Học ngoại ngữ
Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya trong thời gian dài
Ngoài chỉ số IQ, còn rất nhiều chỉ số khác mà bạn có thể chưa biết, tham khảo bài viết về các chỉ số CQ, SQ,PQ,AQ, SQ, MQ, StQ là gì tại đây.