Hiện nay, đoạn clip giáo viên dạy tiếng Việt lớp 1 có cách vần lạ đang gây xôn xao trong cộng đồng mạng khiến cho nhiều bậc phụ huynh cũng như người xem cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, được biết, đây là cách đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục, hiện cách đánh vần này đang được áp dụng, triển khai ở 49 tỉnh thành trên cả nước.
Để các bậc phụ huynh có con nhỏ học lớp 1 nói riêng và mọi người nói chung biết được cách đánh vần này, Taimienphi.vn xin hướng dẫn cách đánh vần tiếng Việt áp dụng theo bộ sách Cải cách Giáo dục.
- Các chữ đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, i, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
- Các chữ đọc là "dờ" nhưng phát âm có phần khác nhau: gi; r; d
- Các chữ đều đọc là "cờ": c; k; q
Vần | Cách đọc | Vần | Cách đọc |
gì | gì – gi huyền gì | uôm | uôm – ua – m - uôm |
iê, yê, ya | đều đọc là ia | uôt | uôt – ua – t - uôt |
uô | đọc là ua | uôc | uôc – ua – c - uôc |
ươ | đọc là ưa | uông | uông – ua – ng - uông |
iêu | iêu – ia – u – iêu | ươi | ươi – ưa – i - ươi |
yêu | yêu – ia – u – yêu | ươn | ươn – ưa – n - ươn |
iên | iên – ia – n - iên | ương | ương - ưa – ng - ương |
yên | yên – ia – n – yên | ươm | ươm – ưa – m - ươm |
iêt | iêt – ia – t – iêt | ươc | ươc – ưa – c – ươc |
iêc | iêc – ia – c – iêc | ươp | ươp – ưa – p - ươp |
iêp | iêp – ia – p – iêp | oai | oai – o- ai- oai |
yêm | yêm – ia – m – yêm | oay | oay – o – ay - oay |
iêng | iêng – ia – ng - iêng | oan | oan – o – an - oan |
uôi | uôi – ua – i – uôi | oăn | oăn – o – ăn - oăn |
uôn | uôn – ua – n – uôn | oang | oang – o – ang - oang |
uyên | uyên – u – yên - uyên | oăng | oăng – o – ăng - oăng |
uych | uych – u – ych - uych | oanh | oanh – o – anh - oanh |
uynh | uynh – u – ynh – uynh | oach | oach – o – ach - oach |
uyêt | uyêt - u – yêt – uyêt | oat | oat - o – at - oat |
uya | uya – u – ya – uya | oăt | oăt – o – ăt – oăt |
uyt | uyt – u – yt – uyt | uân | uân – u – ân – uân |
oi | oi – o – i - oi | uât | uât – u – ât – uât |
Các âm vẫn phát âm như cũ bao gồm:
i, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am ăm, âm, ôm, ơm, êm, em, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.
MỘT SỐ TIẾNG ĐỌC KHÁC CÁCH ĐỌC CŨ
Tiếng | Cách đọc | Ghi chú |
dơ | dơ – dờ - ơ - dơ | Đọc nhẹ |
giơ | giơ – giờ - ơ – giờ | Đọc nặng hơn một chút |
giờ | giờ - giơ – huyền – giờ | |
rô | rô – rờ - ô - rô | Đọc rung lưỡi |
kinh | cờ - inh - kinh | Luật chính tả: âm "cờ" đứng trước i viết bằng chữ “ca” |
quynh | Quynh – cờ - uynh - quynh | Luật chính tả: âm "cờ" đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ "cu" và âm đệm viết bằng chữ u. |
qua | Qua – cờ - oa - qua | Luật chính tả: như trên |
Lưu ý: Bảng chữ cái dưới đây là tên âm để dạy học sinh lớp 1, còn khi đọc tên của 29 chữ cái thì vẫn đọc như cũ.
Chữ cái | Tên chữ cái | Chữ cái | Tên chữ cái |
a | a | n | en – nờ |
ă | á | o | o |
â | ớ | ô | ô |
b | bê | ơ | ơ |
c | xê | p | pê |
d | dê | q | quy |
đ | đê | r | e – rờ |
e | e | s | ét - sì |
ê | ê | t | tê |
g | giê | u | u |
h | hát | ư | ư |
i | i | v | vê |
k | ca | x | ích - xì |
l | e – lờ | y | y - dài |
m | em – mờ |
Tiếng | Cách đọc | Ghi chú |
Dơ | Dờ - ơ – dơ | |
Giơ | Giờ - ơ – dơ | Đọc là "dờ" nhưng có tiếng gió. |
Giờ | Giơ – huyền – giờ | Đọc là "dờ" nhưng có tiếng gió. |
Rô | Rờ - ô – rô | |
Kinh | Cờ - inh – kinh | |
Quynh | Cờ - uynh - quynh | |
Qua | Cờ - oa - qua | |
Quê | Cờ - uê - quê | |
Quyết | Cờ - uyêt – quyêt Quyêt – sắc quyết | |
Bà | Bờ - a ba, Ba – huyền - bà | |
Mướp | ưa - p - ươp mờ - ươp - mươp Mươp - sắc - mướp | (Nếu các con chưa biết đánh vần ươp thì mới phải đánh vần từ ưa - p - ươp) |
Bướm | ưa - m - ươm bờ - ươm - bươm Bươm - sắc - bướm | |
Bướng | bờ - ương – bương Bương – sắc – bướng | |
Khoai | Khờ - oai - khoai | |
Khoái | Khờ - oai – khoai Khoai – sắc - khoái | |
Thuốc | Ua – cờ- uốcthờ - uôc - thuôc Thuôc – sắc – thuốc | |
Mười | Ưa – i – ươi-mờ - ươi - mươi Mươi - huyền - mười | |
Buồm | Ua – mờ - uôm - bờ - uôm - buôm Buôm – huyền – buồm. | |
Buộc | Ua – cờ - uôcbờ - uôc - buôc Buôc – nặng – buộc | |
Suốt | Ua – tờ - uôt – suôt Suôt – sắc – suốt | |
Quần | U – ân – uân cờ - uân – quân Quân – huyền – quần. | |
Tiệc | Ia – cờ - iêc - tờ - iêc - tiêc Tiêc – nặng – tiệc. | |
Thiệp | Ia – pờ - iêp thờ - iêp - thiêp Thiêp – nặng – thiệp | |
Buồn | Ua – nờ - uôn – buôn Buôn – huyền – buồn. | |
Bưởi | Ưa – i – ươi – bươi Bươi – hỏi – bưởi. | |
Chuối | Ua – i – uôi – chuôi Chuôi – sắc – chuối. | |
Chiềng | Ia – ngờ - iêng – chiêng Chiêng – huyền – chiềng. | |
Giềng | Ia – ngờ - iêng – giêng Giêng – huyền – giềng | Đọc gi là "dờ" nhưng có tiếng gió |
Huấn | U – ân – uân – huân Huân – sắc – huấn. | |
Quắt | o – ăt – oăt – cờ - oăt – quăt. Quăt – sắc – quắt | |
Huỳnh | u – ynh – uynh – huynh huynh – huyền – huỳnh | |
Xoắn | O – ăn – oăn – xoăn Xoăn – sắc – xoắn | |
Thuyền | U – yên – uyên – thuyên Thuyên – huyền – thuyền. | |
Quăng | O – ăn – oăng – cờ - oăng – quăng. | |
Chiếp | ia – p – iêp – chiêp Chiêm – sắc – chiếp | |
Huỵch | u – ych – uych – huych huych – nặng – huỵch. | |
Xiếc | ia – c – iêc – xiêc xiêc – sắc – xiếc |
- Các âm giữ nguyên cách đọc như cũ: a, ă, â, b, ch, e, ê, g, h, I, kh, I, m, n, ng, ngh, nh, o, ô, ơ, ph, s, t, th, u, ư, v, x, y
- Các âm đọc là "dờ" nhưng cách phát âm khác nhau: gi; r; d
- Các âm đọc là "cờ: c; k; q
Vần | Cách đọc | Vần | Cách đọc |
gì | gì – gi huyền gì | uôm | uôm – ua – m - uôm |
iê, yê, ya | đều đọc là ia | uôt | uôt – ua – t - uôt |
uô | đọc là ua | uôc | uôc – ua – c - uôc |
ươ | đọc là ưa | uông | uông – ua – ng - uông |
iêu | iêu – ia – u – iêu | ươi | ươi – ưa – i - ươi |
yêu | yêu – ia – u – yêu | ươn | ươn – ưa – n - ươn |
iên | iên – ia – n - iên | ương | ương - ưa – ng - ương |
yên | yên – ia – n – yên | ươm | ươm – ưa – m - ươm |
iêt | iêt – ia – t – iêt | ươc | ươc – ưa – c – ươc |
iêc | iêc – ia – c – iêc | ươp | ươp – ưa – p - ươp |
iêp | iêp – ia – p – iêp | oai | oai – o- ai- oai |
yêm | yêm – ia – m – yêm | oay | oay – o – ay - oay |
iêng | iêng – ia – ng - iêng | oan | oan – o – an - oan |
uôi | uôi – ua – I – uôi | oăn | oăn – o – ăn - oăn |
uôn | uôn – ua – n – uôn | oang | oang – o – ang - oang |
uyên | uyên – u – yên - uyên | oăng | oăng – o – ăng - oăng |
uych | uych – u – ych - uych | oanh | oanh – o – anh - oanh |
uynh | uynh – u – ynh – uynh | oach | oach – o – ach - oach |
uyêt | uyêt - u – yêt – uyêt | oat | oat - o – at - oat |
uya | uya – u – ya – uya | oăt | oăt – o – ăt – oăt |
uyt | uyt – u – yt – uyt | uân | uân – u – ân – uân |
oi | oi – o – I - oi | uât | uât – u – ât – uât |
Các âm vẫn giữ cách phát âm như cũ bao gồm:
oi, ai, ôi, ơi, ui, ưi, ay, ây, eo, ao, au, âu, iu, êu, ưu, on, an, ăn, ân, ơn, ưn, ôn, in, un, om, am, ăm, âm, ôm, ơm, êm, e, im, um, ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it.
Chắc chẳn, ngày trước các bạn học cách đánh vần chữ cái trong tiếng Việt có nhiều cách phát âm cho một chữ cái. Chẳng hạn như chữ "b", bạn có thể đọc là "bờ" và có thể đọc là "bê". Tuy nhiên ở trong sách Cải cách Giáo dục thì chữ "b" phân chia ra thành âm đọc và tên gọi. Âm đọc là "bờ", còn "bê" là tên gọi. Do đó, chữ "Bê" (b) là đúng, còn chữ "bờ" là sai. Các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cũng như thế, đều chia thành cách gọi và cách đọc.
Bảng chữ cái tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục
Đặc biệt, 3 chữ cái như "C", "K", "Q" theo cách đánh vần cũ thì "C" đọc là "Cê", "K" đọc là "Ca", "Q" đọc là "Quy", còn theo sách Cải cách Giáo dục thì cả ba chữ cái này lại đọc là "cờ". Đặc biệt thể hiện rõ ở chữ Q, cách đọc cũ là "cu" nhưng cách đọc mới lại là "quy". Tại sao lại như thế? Chẳng hạn:
- Ca theo đánh vần cũ là cờ-a-ca, đánh vần mới là
- Ki theo đánh vần cũ là kờ-i-ki, đánh vần mới là cờ-i-ki
- Qua theo đánh vần cũ là quờ-a-qua, đánh vần mới là cờ-oa-qua.
- Quê theo đánh vần cũ là quờ-ê-quê, đánh vần mới là cờ-uê-quê.
Nguyên tắc cơ bản nhất khi học tiếng Việt thì các học sinh cần phải phân biệt được Âm/Chữ - Vật thể/Vật thay thế.
Theo quy tắc chính tả thì âm chỉ có một nhưng 1 âm được ghi bằng nhiều chữ khác nhau: 1 âm có thể ghi bằng 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ hoặc 4 chữ. Chẳng hạn như:
- 1 âm ghi bằng 1 chữ: Âm /a/ ghi bằng chữ a, âm /e/ ghi bằng chữ e, âm /hờ/ ghi bằng chữ h ...
- 1 âm ghi bằng 2 chữ: Âm /ngờ/ ghi bằng chữ ng, ngh
- 1 âm ghi bằng 3 chữ: Âm /cờ/ ghi bằng chữ c, k, qu
- 1 âm ghi bằng 4 chữ: Âm /ia/ ghi bằng chữ ie, ia, yê, ya
Do tiếng Việt thuộc ngôn ngữ đơn lập nên có ảnh hưởng tới việc chọn nội dung cũng như phương pháp dạy đánh vần tiếng Việt.
Xét về ngữ âm thì tiếng Việt là ngôn ngữ gồm có nhiều âm điệu, âm tiết được viết rời và nói rời nên bạn rất dễ để nhận diện ra. Bên cạnh đó, ranh giới âm tiếng Việt trùng ranh giới hình vị nên hầu hết âm tiếng Việt đều mang nghĩa. Do đó, tiếng được chọn làm đơn vị cơ bản để đưa ra chương trình dạy cho các học sinh để học sinh biết đọc và biết viết ở trong phần môn Học vần.
Đối với cách lựa chọn này thì ngay ở trong bài học tiếng Việt đầu tiên, học sinh nhanh chóng tiếp cận với một tiếng tối giản, nguyên liệu tọ ra từ đơn, từ phức ở trong tiếng Việt. Do đó, học sinh chỉ học ít nhưng lại biết được nhiều từ.
Xét về cấu tạo thì âm tiết tiếng Việt là tổ hợp âm thanh có liên quan mật thiết và chặt chẽ, yếu tố trong âm tiết kết hợp theo từng mức độ như kết hợp với vần, phụ âm đầu, thanh kết hợp lỏng, bộ phận trong vần kết hợp với mức độ liên quan chặt chẽ. Vần là một yếu tố quan trọng ở trong âm tiết. Do đó, đây chính là cơ sở đánh vần với quy trình lập vần rồi mới ghé âm đầu với vần, thanh điều tạo ra tiếng. Chẳng hạn từ làm thì đọc là a-nờ-an-bờ-an-ban-huyền-bàn.
1 tiếng bắt buộc có vần và thanh, còn âm đầu có hoặc không có trong tiếng cũng cũng được. Chẳng hạn:
- Tiếng /Anh/ đánh vần tiếng Việt là a-nhờ-anh, có vần "anh" và thang ngang, còn lại không có âm đầu.
- Tiếng /Ái/ đánh vần là a-i-ai-sắc-ai gồm có vần "ai" và thang sắc.
- Tiếng /đầu/ đánh vần là đờ-âu-đâu-huyền-đầu, gồm có âm đầu là "đ", vần "âu", thanh huyền.
- Tiếng /ngã/ đánh vần là ngờ-a-nga-ngã-ngã, gồm có âm đầu là "ng", vần "a" và thanh ngã.
- Tiếng /Nguyễn/ đánh vần là ngờ-uyên-nguyên-ngã-nguyễn, gồm có âm đầu là "ng", có vần "uyên", thanh ngã. Vần "uyên" có âm đệm "u" còn âm chính là "yê", âm cuối là "n" nên bạn có thể đánh vần "uyên" là u-i-ê-nờ-uyên hoặc có thể đánh vân u-yê(ia)-nờ-uyên.
Trên đây là hướng dẫn đánh vần tiếng Việt theo Cải cách Giáo dục mới, bạn có thể tham khảo để không còn bỡ ngỡ khi dạy con của mình.
Soạn Tiếng Việt lớp 3 - Hai Bà Trưng là một trong những bài tập mà các học sinh lớp 3 cần làm khi học tiếng Việt, các em có thể tham khảo bài viết soạn tiếng Việt lớp 3 Hai Bà Trưng, Chính tả nghe và viết của Taimienphi.vn để hiểu bài và làm bài tốt.