Bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giới thiệu cho bạn một số thông tin và ví dụ về hàm ISERROR trong Excel, kiểm tra biểu thức được cung cấp. Ngoài hàm ISERROR, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác về hàm Round trong Excel, hàm làm tròn số trên Taimienphi.vn nhé.
Các hàm Excel Iserror và Iserr đều kiểm tra giá trị và trả về kết quả là True hoặc False, tùy thuộc vào giá trị có phải là lỗi hay không.
Tuy nhiên giữa các hàm này cũng có điểm khác nhau:
- Hàm Iserror trả về giá trị True nếu giá trị được cung cấp là lỗi bất kỳ.
- Hàm Iserr trả về giá trị True nếu giá trị được cung cấp là lỗi bất kỳ, ngoại trừ lỗi #N/A.
Hàm Excel Iserror kiểm tra nếu một biểu thức (hoặc giá trị) được cung cấp ban đầu trả về lỗi Excel, hàm sẽ trả về giá trị logic TRUE, nếu không hàm trả về giá trị FALSE.
Cú pháp hàm ISERROR trong Excel có dạng:
ISERROR( value )
Trong đó đối số value là biểu thức hoặc giá trị cần kiểm tra.
Ví dụ hàm ISERROR trong Excel, kiểm tra biểu thức được cung cấp
Dưới đây là ví dụ minh họa hàm Excel Iserror.
Công thức:
Kết quả trả về:
Trong ví dụ trên, các đối số cho hàm Excel Iserror là:
- Các giá trị đơn giản trong các ô B1-B3.
- Biểu thức trong các ô B4 và B5 (lưu ý phép chia cho 0 trong ô B4 sẽ trả về lỗi # DIV/0!).
- Tham chiếu ô trong các ô B6 và B7.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết các loại thông báo lỗi Excel, bạn truy cập trang lỗi công thức Excel.
Trên đây là các thông tin, ví dụ liên quan đến hàm ISERROR trong Excel, kiểm tra biểu thức được cung cấp, ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm một số bài viết khác trên Taimienphi.vn để tìm hiểu các hàm ERROR.TYPE, hàm FIXED, hàm Round và hàm NUMBERVALUE trong Excel nhé.