PHÒNG GD - ĐT...... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS..... Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Bởi người lính hôm nay
Dẫu tuổi đời rất trẻ
Nhưng tính tuổi anh hùng
Đã qua nhiều thế hệ
Sau trận xáp mặt thù
Lá thư về viết vội
Chưa kể hết chiến công
Nhưng thay ngàn lời nói
Là bụi đất chiến hào
Chắc quê nhà hiểu nổi
Bởi đoạn chiến hào nào
Chẳng làng quê ta đó
Bát chè xanh nắng trưa
Bóng mẹ về lối nhỏ
Chiến hào ngước nhìn lên
Chuối vườn ai vừa trổ
Một giàn mướp hoa vàng
Một đầm sen trước ngõ
Tiếng gà gáy xôn xao
Gọi lòng về nỗi nhớ...
Đây quê hương quê hương
Lên chiến hào thử lửa
(Trích "Chiến hào" - Xuân Quỳnh)
Đọc đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ.
Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra những hình ảnh miêu tả quê hương của người lính.
Câu 3 (1 điểm). Xác định và giải thích nghĩa của từ địa phương được dùng trong đoạn thơ sau:
"Sau trận xáp mặt thù
Lá thư về viết vội
Chưa kể hết chiến công
Nhưng thay ngàn lời nói
Là bụi đất chiến hào"
Câu 4 (2 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước.
PHẦN 2: LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về một sự việc khiến em nhớ mãi.
- - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm học 2022 - 2023 - Mẫu số 1
PHÒNG GD - ĐT......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS.......... ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
PHÒNG GD - ĐT...... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS..... Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
"Cậu bé bỏ cánh tay xuống, để lộ một gương mặt trong hết sức hiền hậu và kể lại là đi nạo mấy ống khói, được số tiền cộng lại là ba hào, nhưng chẳng may rơi mất, vì vô ý bỏ vào cái túi áo thủng...
Cậu bé tội nghiệp không dám trở về nhà chủ vì sợ bị đánh.
Nói rồi, cậu lại càng khóc thảm thiết hơn, đầu gục vào cánh tay như một kẻ tuyệt vọng.
Các nữ sinh nhìn nhau, vẻ mặt rất nghiêm chỉnh; một số nữa cũng kéo đến, bé có, lớn có, con em những công nhân nghèo cũng như con nhà giàu, tay ôm cặp sách. Một nữ sinh vào loại lớn, đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta hãy góp nhau lại.
- Mình cũng có hai xu đây - một cô bé mặc áo đỏ nói.
- Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào!
Thế là các nữ sinh lên tiếng gọi: "Amalia, Luigina, Annina, một xu nhé. Ai có xu đưa đây!"
Một vài cô mang tiền đi mua vở và mua hoa. Họ liền vội vàng đem tiền đến. Những cô khác bé hơn biến những đồng trinh. Cô nữ sinh đội mũ cắm chiếc lông xanh, thu tiền và lên tiếng đếm:
- Tám, mười, mười lăm xu! Chưa đủ, phải thêm nữa!
[...] Số tiền ba hào đã đủ, nhưng xu vẫn tiếp tục đổ ra như mưa. Những em bé không có tiền, cũng lách qua giữa các chị lớn, đem cho những chùm hoa nho nhỏ, gọi là cũng góp phần mình.
Bỗng cách gác cổng chạy tới, nói to: "Bà hiệu trưởng đến". Tức thì các nữ sinh bỏ chạy tứ tung như một đàn chim sẻ.
Cậu bé nạo ống khói còn lại một mình trên đường phố, đứng lau nước mắt. Không những hai tay cậu đầy cả xu mà các bạn nữ sinh còn luồn vào khuyết áo của cậu, đút vào túi áo, và cả trong mũ của cậu không biết bao nhiêu là chùm hoa nho nhỏ."
(Trích "Những tấm lòng cao cả", Edmondo de Amicis, Nhà xuất bản Kim Đồng)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao cậu bé không dám trở về nhà?
Câu 3 (0,5 điểm). Xác định số từ trong đoạn sau:
"Một nữ sinh vào loại lớn, đội cái mũ có cắm chiếc lông chim xanh, lấy hai đồng xu trong túi ra và nói:
- Mình chỉ có hai xu, nhưng chúng ta hãy góp nhau lại.
- Mình cũng có hai xu đây - một cô bé mặc áo đỏ nói.
- Thế nào tất cả chúng ta cũng kiếm đủ ba hào!"
Câu 4 (1,0 điểm). Khi biết được hoàn cảnh của cậu bé, các nữ sinh đã có hành động gì? Qua đó, em cảm nhận được điều gì ở những nữ sinh này?
Câu 5 (1,5 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học mà em yêu thích.
- - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GD - ĐT......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS.......... ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
PHÒNG GD - ĐT...... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS..... Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Nội dung trong kịch bản chèo truyền thống thường được lấy từ những câu chuyện dân gian (truyện cổ tích), hay những truyền thuyết, tích Phật phần lớn được ghi lại trong những truyện thơ Nôm (như "Từ Thức"...) đã quen thuộc và được lưu truyền rộng rãi với mọi người thời xưa. Cũng có các vở ngoại lệ, tuy nhiên rất hiếm.
Văn học dân gian vốn dĩ là những tác phẩm được tập thể sáng tác nhằm phục vụ trực tiếp nhu cầu giải trí của người nông dân trong đời sống cộng đồng. Bởi vậy, nội dung chủ yếu của chèo là những câu chuyện xoay quanh cuộc sống của con người. Trong chèo, cái thiện luôn thắng cái ác. Các sĩ tử tốt bụng, hiền lành luôn đỗ đạt, làm quan còn người vợ tiết nghĩa cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng sau bao cách trở. Từ đó, các vở chèo đưa ra các bài học về đạo đức, về đạo lý sống "Ở hiền gặp lành", đồng thời phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu, những bất công trong xã hội. chèo luôn gắn với chất "trữ tình", thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân của con người, phản ánh các mối quan hệ như tình yêu, tình bạn, tình thương.
Cuộc sống của người phụ nữ cũng là một đề tài thường gặp ở chèo. Nhiều vở chèo thể hiện cuộc sống vất vả, bất công, đầy bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến - tuy nhiên, những người phụ nữ ấy thường luôn giữ được những phẩm chất cao đẹp, đáng noi theo của mình.
(Theo "Giới thiệu về chèo" - Trường Ca Kịch Viện)
Đọc đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn văn trên thuộc loại văn bản nào?
Câu 2 (1 điểm). Nội dung của kịch bản chèo thường được lấy từ đâu? Nội dung ấy chủ yếu xoay quanh vấn đề gì?
Câu 3 (1 điểm). Lấy đề tài về cuộc sống của người phụ nữ, tác giả dân gian muốn thể hiện thái độ, tình cảm gì thông qua các vở chèo?
Câu 4 (0,5 điểm). Tìm số từ và phó từ trong câu văn in đậm.
Câu 5 (1 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (4 - 6 câu) nêu cảm nghĩ của em về loại hình này.
PHẦN 2: LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động mà em từng tham gia.
- - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh Diều năm 2022 - 2023 - Mẫu số 1
PHÒNG GD - ĐT......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS.......... ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
PHÒNG GD - ĐT...... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS..... Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4 điểm)
"Sau khi lần xuống một bờ khá dốc, chúng tôi tới một chỗ trông tựa cái giếng. Tới đây, Nê-mô dừng lại và chỉ cho chúng tôi xem một vật mà tôi chưa nhận ra ngay là cái gì. Đó là một con trai to lạ thường, đường kính khoảng hai mét, lớn hơn con trai ở phòng khách tàu Nau-ti-lúx. Tôi tới gần con vật kì lạ ấy. Theo tôi, nó phải nặng tới ba trăm ki-lô-gam, trong đó ít nhất có mười lăm ki-lô-gam thịt. Thuyền trưởng Nê-mô chắc hẳn đã biết rõ con trai này và không phải lần đầu tiên vào hang này! Tôi nghĩ rằng ông ta dẫn chúng tôi đến đây chỉ là để cho xem cái vật lạ đó của thiên nhiên. Nhưng tôi đã lầm. Nê-mô có lí do riêng của mình: ông ta muốn biết tình trạng của con trai đó ra sao. Vỏ trai đang hé mở. Nê-mô tới gần rồi nhét con dao găm vào giữa hai vỏ để nó không ngậm lại được. Sau đó, ông ta lấy tay nâng mép ngoài có tua viền của áo trai lên. Giữa những nếp gấp hình lá có một viên ngọc to bằng quả dừa. Một viên ngọc rất tròn và trong sáng tuyệt vời! Một vật vô giá! Trong lúc quá tò mò, tôi đưa tay ra để chộp lấy hòn ngọc và xem nó nặng bao nhiêu! Nhưng Nê-mô ra hiệu cho tôi ngừng lại rồi rút ngay con dao ra khỏi vỏ trai. Thế là con trai ngậm ngay vỏ lại. Tôi hiểu ý định của Nê-mô rồi. Ông ta để viên ngọc lại dưới áo của con trai là để tạo cho khả năng lớn dần lên. Mỗi năm những chất tiết ra lại bồi thêm những lớp đồng tâm cho viên ngọc. Chỉ có Nê-mô mới biết cái hang có viên ngọc kỳ diệu này. Chỉ có ông ta biết nuôi dưỡng nó để sau này mang nó về phòng bảo tàng tuyệt vời của mình. Cũng có thể Nê-mô bắt chước người Trung Quốc hay người Ấn Độ, tự tạo nên sự phát triển của viên ngọc bằng cách đặt vào áo con trai một vật rắn, bằng kim loại hình cầu chẳng hạn, để trai tiết ra chất ngọc phủ ngoài."
(Trích "Hai vạn dặm dưới đáy biển", Giuyn Véc-nơ)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Cho biết đoạn trích trên kể về sự kiện gì?
Câu 2 (0,5 điểm). Theo nhân vật "tôi", mục đích Nê-mô nuôi dưỡng những con trai đó là gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Nêu ra một số chi tiết cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà văn về con trai.
Câu 4 (0,5 điểm). Em hãy mở rộng thành phần chính của câu văn sau bằng cụm chủ vị "Vỏ trai đang hé mở".
Câu 5 (1,5 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (5 - 7 câu) nêu cảm nhận về nhân vật Nê-mô.
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về một người hoặc sự việc mà em ấn tượng.
- - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 Cánh Diều năm 2022 - 2023 - Mẫu số 2
PHÒNG GD - ĐT......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS.......... ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
PHÒNG GD - ĐT...... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS..... Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5 điểm)
"Tinh mơ sáng tháng năm, trời trong vắt như lọc qua một tấm vải mầu xanh. Đó là lúc trời mát mẻ nhất trong một ngày, giấc ngủ của người lành mạnh tương đối vào lúc này ngon nhất, nhưng không bao giờ tôi dậy muộn là vì chính vào lúc đó thì các con chim bé nhỏ ríu ran tập hót ở trên các ngọn cây chung quanh nhà. Bao giờ cũng vậy, nghe tiếng chim hót như thế tôi cũng thức dậy, nhưng không mở mắt vội, cứ nằm mà nghe khúc nhạc của chim và tôi ưa nằm đoán một mình xem tiếng nào là tiếng chim sâu, tiếng chim khuyên, tiếng nào là tiếng chào mào, tiếng chích chòe, và tiếng nào nữa là tiếng chim vu, bạc má...
Không khí thanh bình lúc ấy hiện lên từ trong ngọn gió, từ tiếng động ở trong nhà, từ cái xẻng của người phu xúc đất dắt vào trong đường ray xe điện cho đến cái tiếng chổi chà cán dài ngòng của người quét đường làm việc một cách thong dong, nhàn nhã."
(Trích "Thương nhớ mười hai" - Vũ Bằng)
Đọc đoạn trích trên và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Khung cảnh thiên nhiên sáng tháng năm hiện lên như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao "tôi" không bao giờ dậy muộn vào những sáng tinh mơ của tháng năm? Qua đó, em hiểu nhân vật "tôi" là người như thế nào?
Câu 4 (1,5 điểm). Tìm và giải nghĩa các từ Hán Việt có trong câu văn in đậm.
Câu 5 (1,5 điểm). Viết đoạn văn (6 - 8 câu) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên quanh mình.
PHẦN 2: LÀM VĂN (5 điểm)
Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ của một trò chơi dân gian.
- - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 - Mẫu số 1
PHÒNG GD - ĐT......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS.......... ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
PHÒNG GD - ĐT...... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS..... Năm học: 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (5 điểm)
"Nghệ nhân ẩm thực Nguyễn Thị Phiên đã 76 tuổi. Vậy mà có những đêm trở giấc, chợt nhớ lại một công thức mà mẹ quê xưa đã từng nấu, bà vẫn ngồi bật dậy lẳng lặng xuống bếp, mày mò nấu nấu nướng nướng, rồi ghi lại từng công đoạn. Câu hỏi "Sao mình chưa nấu ngon được như mạ?" cứ ẩn hiện trong tâm thức, mỗi khi bà chưa thật hài lòng với một món ăn nào đó của mình.
Con gái bà - chị Đỗ Thị Phương Nhi - cứ nghĩ mẹ đói bụng nên nửa đêm xuống bếp, nhưng thật ra, nghệ nhân Nguyễn Thị Phiên đang lần tìm trở về ký ức xưa cách chế biến những món ăn mang dấu ấn của ẩm thực cung đình Huế, những hương vị nguyên bản, rất Huế và cũng rất nhớ nhung.
"Để nấu ra một món ngon người làm bếp phải biết điều chỉnh ngọn lửa. Món rim kho thì lửa nhỏ để món ăn được thấm từ từ, món nước phải điều chỉnh lửa to hơn một chút. Người Huế nấu ăn rất chăm chút, không tiếc công sức, thời gian cho những món ăn ngon. Vì người Huế trọng khách, lúc nào cũng đặt tâm huyết vào những món ăn, món nào dọn ra mà khách ăn hết thì gia chủ sẽ rất vui" - nghệ nhân Nguyễn Thị Phiên bày tỏ. Hương lửa ấy cũng chính là chìa khóa mở lối về hạnh phúc. Gian bếp ấm nối dài yêu thương.
Trong hút bóng thời gian, những ký ức đẹp đẽ nhất về tuổi xưa là điều dễ khiến lòng người rưng rưng thương nhớ. Trong ký ức của người tóc bạc đã bước qua biết bao thăng trầm của đời mình, còn lại là gian bếp cũ chất chứa những yêu thương nối dài dành cho con, cháu."
(Trích "Ba thế hệ giữ gìn ẩm thực Huế", phunuonline.vn)
Đọc văn bản trên và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên thuộc loại văn bản nào?
Câu 2 (0,5 điểm). Nghệ nhân Nguyễn Thị Phiên xuống bếp lúc nửa đêm để làm gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Người Huế nấu ăn như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được điều gì ở người Huế?
Câu 4 (0,5 điểm). Chỉ ra từ địa phương trong câu văn in đậm và tìm từ ngữ toàn dân tương ứng.
Câu 5 (1,5 điểm). Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ về việc giữ gìn văn hóa truyền thống.
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về người thân (ông bà, bố mẹ, anh, chị, em,...).
- - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - -
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 - Mẫu số 2
PHÒNG GD - ĐT......... ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
TRƯỜNG THCS.......... ĐÁP ÁN, THANG ĐIỂM
Môn: Ngữ văn 7
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - HẾT - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Chắc chắn bộ đề thi học kì 1 môn Văn 7 năm học 2022 - 2023 do Taimienphi.vn biên soạn bên trên sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các em trong quá trình củng cố, ôn luyện. Trên trang còn rất nhiều bài văn mẫu, bài soạn và đề thi hay, các em hãy truy cập thường xuyên để không bỏ lỡ nhé! Chúc các em đạt điểm cao trong kì thi sắp tới!