Dàn ý tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm "Đời thừa" và tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong tác phẩm: Nam Cao - một nhà văn đi theo chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam, ông là một nhà văn rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình, mặc dù chủ nghĩa hiện thực trong văn học có mặt từ đầu thế kỉ XX nhưng đến Nam Cao mới thực sự đầy đủ những nguyên tắc sáng tác.
2. Thân bài
- Khái quát nội dung truyện ngắn Đời thừa:
+ Nhân vật Hộ là một nhà văn yêu nghệ thuật chân chính
+ Qua nhân vật Hộ, tác giả đã nêu lên tuyên ngôn nghệ thuật
- Quan niệm của Nam Cao về nghệ thuật và cuộc đời:
+ Nghệ thuật phải gắn với cuộc đời, không xa rời cuộc sống
+ Tác phẩm văn chương phải có giá trị nhân loại, làm cho người gần người hơn
- Quan niệm của Nam Cao về nghề văn và sự sáng tạo trong văn chương
+ Nghề văn là nghề cao quý đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm
3. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong "Đời thừa": Có thể khẳng định rằng, truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao không chỉ đơn thuần là những dòng văn xuôi, là câu chuyện về bi kịch cuộc đời của nhân vật Hộ mà sâu sắc và thấm thía hơn cả đó chính là tuyên ngôn về nghệ thuật.
Xem bài mẫu: Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao trong Đời thừa
Nếu Chí Phèo là câu chuyện về bi kịch tha hóa của người nông dân thì đời thừa chính là bi kịch đầy xót xa của người trí thức trong xã hội phong kiến xưa. Tìm hiểu về Đời thừa để thấy được bi kịch của Hộ cũng như thấy được những tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, bên cạnh bài Tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích tác phẩm Đời thừa, Cảm nhận tác phẩm Đời thừa, Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Đời thừa, Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa.