Lập dàn ý tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát hay, ấn tượng
Giới thiệu về đồ vật em thấy trong viện bảo tàng (Trống đồng Đông Sơn)
2. Thân bài
- Đặc điểm:
+ Chất liệu: bằng đồng
+ Hình dáng: Hình khối trụ tròn, phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu.
+ Chiều cao: 60 cen ti mét
+ Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống.
+ Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn
+ Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng
- Ý nghĩa của trống đồng:
+ Là nhạc khí thường dùng trong hội hè, đình đám...
+ Biểu tượng cho quyền lực của các thủ lĩnh bộ tộc
+ Tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ
3. Kết bài
Cảm nhận chung
Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.
Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn...(Còn tiếp)
>> Xem bài mẫu đầy đủ Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát tại đây