Dàn ý Sáng tạo mới của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca
1. Mở bài
- Thanh Thảo luôn nỗ lực cách tân thơ ca Việt Nam, ông không chấp những gì đã cũ kỹ, đã đi vào lối mòn vốn có của thi ca Việt Nam xưa và nay.
- Thanh Thảo cách tân chủ yếu là ở bút pháp siêu thực, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng, siêu thực, phi lô-gic, đôi lúc còn là sự hoang tưởng lạ lùng. Và Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất thấm đẫm những sáng tạo cách tân của Thanh Thảo trong thơ ca.
b. Thân bài
Sự sáng tạo ở hai khía cạnh chính:
- Hình tượng tiếng đàn với nhiều ý nghĩa biểu tượng:
+ Biểu tượng văn hóa của Tây Ban Nha
+ Biểu tượng cho tài hoa và nghệ thuật của Lor-ca
+ Biểu tượng cho cuộc đời với nhiều thăng trầm của người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh.
- Những hình ảnh siêu thực, tượng trưng, hoang tưởng:
+ "vầng trăng chếnh choáng/trên yên ngựa mỏi mòn" => sự mệt mỏi cô đơn của người nghệ sĩ.
+ "giọt nước mắt vầng trăng/long lanh trong đáy giếng"=> Nhiều ý nghĩa nhưng có lẽ hợp lý nhất là sự tưởng tượng của Thanh Thảo về việc thiên nhiên cũng khóc thương cho cái chết bi thảm của Lor-ca.
+ "Lor-ca bơi sang ngang/trên chiếc ghi ta màu bạc", tưởng tượng về sự buông bỏ, rời đi đến một thế giới tốt đẹp hơn cho người nghệ sĩ bạc mệnh.
3. Kết bài
- Thanh Thảo là vậy luôn có ham muốn cách tân đến tận cùng, bằng những sáng tạo chưa ai nhen nhóm, chưa ai từng nghĩ đến, bộ óc ấy đã đi đến những vẻ đẹp siêu thực, độc đáo, xứng đáng là cây bút tiêu biểu nhất của nghệ thuật cách tân thơ ca.
>> Xem bài văn mẫu Sáng tạo của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lorca