Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ


I. Dàn ý phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ (Chuẩn)

1. Mở bài

- Thạch Lam là nhà văn luôn khao khát truy tìm nhưng cái đẹp đang lẩn khuất ở trần đời.
- Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

2. Thân bài
* Sự mong đợi chuyến tàu đêm
- Chuyến tàu đêm chủ yếu hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận, qua niềm khát khao, mong đợi của Liên.
- Chị em Liên mong đợi chuyến tàu một cách thiết tha và mãnh liệt.
- Tâm trạng của nhân vật Liên được Thạch Lam miêu tả một cách tinh tế, khi tàu chưa đến cô bé khát khao mong đợi chuyến tàu từ xa, hồi hộp vui sướng khi chuyến tàu đến, rồi cuối cùng là buồn bã thất vọng khi chuyến tàu đi xa.

* Chuyến tàu đêm hiện lên qua 3 phương diện chính
- Ánh sáng:
+ Là thứ ánh sáng "sáng rực", "lấp lánh", vui tươi khác hẳn với thứ ánh sáng tù mù, yếu ớt, buồn tẻ phát ra từ chiếc đèn con của chị Tí, từ ánh lửa của bác Siêu.
+ Tuy nhiên, ánh sáng mạnh mẽ, đầy mơ ước ấy không ở lại lâu với chị em Liên mà chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi vụt tắt hẳn, cái nó để lại chính là sự nuối tiếc, hụt hẫng là bóng tối bao trùm, yên lặng đến cùng cực.
- Âm thanh:
+ Là những âm thanh dồn dập, mạnh mẽ xé tan màn đêm, xua đi sự vắng lặng yên tĩnh của phố huyện, khác với những tiếng trống thu không, cầm canh, tiếng chó sủa, tiếng muỗi vo ve,... khô khan, ngắn ngủn, chìm trong đêm tối.
+ Tuy nhiên âm thanh cũng như ánh sáng đến và đi nhanh chóng để lại trong lòng Liên nhiều nuối tiếc.
- Cuộc sống trên tàu:
+ Chỉ hiện lên thoáng qua trong tầm mắt của Liên, nhưng lại là tất cả những gì Liên mơ ước, sự sang trọng, đủ đầy, vui tươi, náo nhiệt.

* Ý nghĩa của chuyến tàu đêm:
- Là biểu tượng cho sự khát khao mơ ước về một cuộc sống khác tươi đẹp hơn, ước mơ về sự đổi đời.
- Chuyến tàu của đêm nay còn khác hẳn so với những đêm trước, tàu ít đông hơn, gợi nỗi buồn, nỗi thất vọng, nhưng không thể nào dập tắt được những khát khao hy vọng trong lòng Liên.
- Chuyến tàu gợi nhắc Liên về một thời quá vãng xa xôi, về cuộc sống sung túc, ấm no ở Hà Nội.
- Nhắc nhở Liên ý thức rõ hơn về cuộc sống cơ cực nghèo nàn nơi phố huyện, về sự vỡ mộng, nỗi thất vọng trước những ước mơ quá xa vời.

* Thông điệp
- Khuyến khích tinh thần sống lạc quan, có ước mơ có hy vọng của con người.
- Nhắc nhở mọi người rằng muốn có một cuộc sống tươi đẹp thì chỉ có khát khao, mong đợi là không đủ mà chúng ta còn phải nỗ lực hành động hết mình.

3. Kết bài
- Tư tưởng: Tình cảm nhân đạo xuyên suốt tác phẩm, lòng trân trọng khát khao, mơ ước của con người, nỗi ái ngại xót xa trước những mảnh đời cơ cực. Từ đó nhắn nhủ đến người đọc những thông điệp sâu sắc.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả nội tâm nhân vật một cách tinh tế.
+ Viết truyện mà không có cốt truyện.
+ Sáng tạo hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, văn phong trữ tình, lãng mạn.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ (Chuẩn)

Có lần nhà văn Thạch Lam từng nói rằng: "Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật". Niềm khát khao truy tìm những cái đẹp lẩn khuất tiềm tàng khắp ở những con người, sự vật, sự việc tầm thường như thế đã tiếp thêm sức mạnh trên con đường nghệ thuật cho nhà văn, giúp ông sáng tác thành công tác phẩm Hai đứa trẻ, áng văn xuôi đặc sắc của văn học Việt Nam trước cách mạng. Đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

Chuyến tàu đêm chủ yếu hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận, qua niềm khát khao, mong đợi của Liên. Trong câu chuyện Thạch Lam đã tinh tế gài vào những chi tiết rất nhỏ, nhưng rất có ý nghĩa, qua đó thể hiện niềm khát khao về chuyến tàu qua phố huyện của Liên nó sâu sắc, thiết tha và mãnh liệt đến nhường nào. Dù trời đã rất khuya, "An và Liên đã buồn ngủ đến ríu cả mắt", nhưng hai chị em vẫn cố gắng thức để chờ tàu, không phải là để bán thêm được chút hàng như lời mẹ Liên dặn, mà bởi vì đợi chuyến tàu cuối cùng của đêm...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ tại đây.

-------------------HẾT--------------------

Các bạn đón đọc thêm những mẫu bài văn hay lớp 11 khác bên cạnh dàn ý Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ như: Dàn ý Phân tích tâm trạng người lữ khách trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát; Dàn ý Phân tích bài Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác; Dàn ý phân tích truyện ngắn Tinh thần thể dục; Dàn ý Phân tích đoạn Người cầm quyền khôi phục uy quyền để làm sáng tỏ nhận định;... 

Cảnh đợi tàu được coi là chi tiết đặc sắc nhất mà Thạch Lam xây dựng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Để có thể phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ, các bạn hãy cùng tham khảo phần dàn ý chi tiết mà chúng tôi giới thiệu bên dưới đây nhé.
Dàn ý thông điệp và ý nghĩa cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ
Vì sao hai chị em Liên thức đợi đoàn tàu từ Hà Nội về? Ý nghĩa của chi tiết đó?
Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ
Phân tích tâm trạng chị em Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Dàn ý phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện trong truyện ngắn Hai đứa

ĐỌC NHIỀU