Dàn ý phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô
 

I. Dàn ý phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô (Chuẩn)


1. Mở bài

Ba sô là một danh sĩ lỗi lạc thời kỳ Edo của Nhật Bản. Những tác phẩm của ông để lại nhiều giá trị, phổ biến không những trong nước mà còn nổi tiếng khắp thế giới. Những bài thơ Hai cư là tác phẩm tiêu biểu của ông.


2. Thân bài

- Tình yêu quê hương thắm thiết, thủy chung với mảnh đất thiêng liêng - nơi bao năm gắn bó
+ Khôn nguôi nỗi nhớ da diết về "cố hương"
+ Nhắn nhủ mỗi người nên trân trọng những gì gần gũi gắn bó quanh ta
- Đứng trên mảnh đất kinh đô ở quê nhà, tác giả nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà dâng lên nỗi nhớ tiếc quá khứ huy hoàng, tươi đẹp ngày xưa
- Dòng lệ nóng hổi buông trên làn tóc mẹ là tiếng lòng thổn thức tâm can nơi đáy hồn con -> Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp
- Tiếng vượn hú trong rừng xa não nề, thê lương khiến người thì sĩ liên tưởng đến niềm đau của những đứa trẻ thơ -> Tấm lòng nhân ái của tác giả
- Xót xa trước cảnh chú khỉ con run lạnh giữa cái lạnh, cái ướt của cơn mưa mùa đông
- Khung cảnh mùa xuân nơi hồ Bi-oa thật ấn tượng và xinh đẹp. Vạn vật dường như có sự tương giao, hoà hợp tạo nên bức tranh sinh động, thanh thoát lạ thường.


3. Kết bài

Đọc thơ Hai cư, ta được đắm mình vào trong thế giới thiên nhiên, trong trường liên tưởng với những cảm xúc thẩm mỹ vô cùng lớn, cùng với tác giả, người đọc trở thành những người đồng sáng tạo lý thú và hữu ích.
 

II. Bài văn mẫu phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô (Chuẩn)

Ba sô là một danh sĩ lỗi lạc thời kỳ Edo của Nhật Bản. Những tác phẩm của ông để lại nhiều giá trị, phổ biến không những trong nước mà còn nổi tiếng khắp thế giới. Thơ ông là sự dung hợp và hài hoà giữa thiên nhiên và tấm lòng của người thi sĩ, nhẹ nhàng, bình dị mà trong sáng, gần gũi. Những bài thơ Hai cư tiêu biểu cho hồn thơ ấy của ông.

" Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại
Ê-đô là cố hương."

Sau hơn mười năm ròng xa cách quê nhà, sống ở vùng đất Edo bận rộn với cuộc sống thường ngày, ông trở về quê hương trong niềm vui của người con bao năm xa quê nhưng vẫn đong đầy tình cảm với vùng đất thương mến - nơi đã cùng ông gắn bó suốt một khoảng thời gian. Với Ba sô giờ đây, Edo như quê hương thứ hai của mình vậy, vẫn khôn nguôi nỗi nhớ da diết về cõi "cố hương". Phải chăng, nhà thơ đang muốn nhắn nhủ mỗi người nên trân trọng những gì gần gũi gắn bó quanh ta, những nơi ta đi và ta đến đều để lại những dấu ấn và kỉ niệm khó phai nên được trân trọng như một điều đẹp đẽ nhất. Bài thơ tuy ngắn gọn mà đong đầy những cảm xúc chân thành, bình dị, xinh xắn mà quá đỗi đáng quý, đáng yêu.

Qua bài thơ thứ hai, tình cảm lớn lao dành cho quê hương đất nước càng được tác giả thể hiện rõ với những dòng cảm xúc thấm đẫm...(Còn tiếp).

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô tại đây.

-----------------------HẾT------------------------

Tìm hiểu những triết lí sâu sắc được gửi gắm qua những bài thơ Hai-cư của Ba-sô, bên cạnh bài phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô, các em có thể tìm hiểu thêm qua: Soạn bài Thơ Hai-cư, Khái quát đặc sắc về nội dung và nghệ thuật Thơ Hai-cư, Bình giảng một vài bài thơ Hai cư của Ba-sô.

Ba-sô là tác giả tiêu nhất của dòng thơ Hai-cư Nhật Bản. Để nắm được những đặc sắc nội dung, tư tưởng cũng như những triết lí sâu xa được gửi gắm trong những bài thơ có dung lượng ngắn nhất trên thế giới ấy, các bạn hãy cùng tham khảo dàn ý phân tích bài thơ Hai-cư của Ba-sô dưới đây nhé.
Dàn ý phân tích bài thơ Trao duyên, mẫu số 5
Dàn ý phân tích Bảo kính cảnh giới, bài 43 của Nguyễn Trãi
Dàn ý phân tích Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi đầy đủ
Dàn ý phân tích bài thơ Chạy giặc để làm sáng tỏ ý kiến...
Dàn ý phân tích bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu
Dàn ý Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang

ĐỌC NHIỀU