Dàn ý nghị luận xã hội: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm...

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý nghị luận xã hội: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm...
 

I. Dàn ý nghị luận xã hội Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm...(Chuẩn)

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Nghịch cảnh là gì?
- Ý nghĩa nội dung câu nói: thông qua cách ứng xử và đối diện với nghịch cảnh, con người sẽ thấy được tình cảm, cảm xúc của bản thân; đồng thời thấu hiểu thêm về năng lực và trí tuệ của chính mình.

b. Bình luận, phân tích về vai trò, ý nghĩa của nghịch cảnh
- Nghịch cảnh cũng xuất hiện như một quy luật tất yếu trong cuộc sống con người.
- "Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm".
+ Thông qua những gian nan, chông gai, chúng ta có thể thấy được tình cảm , tâm hồn của chính bản thân mình và những người xung quanh.
+ Việc vượt qua nghịch cảnh sẽ khẳng định sự mạnh mẽ trong thế giới tâm hồn con người.
- Nghịch cảnh "còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh"
+ Một con người có trí tuệ, hiểu biết sẽ giữ được sự bình tĩnh, tìm ra giải pháp và cách khắc phục.
+ Những gian nan mà chúng ta đã vượt qua sẽ thể hiện sự mạnh mẽ cũng như nghị lực sống kiên cường, bất khuất.

c. Lật lại vấn đề
Phê phán những người đầu hàng, buông xuôi trước nghịch cảnh.

d. Bài học nhận thức và hành động
- Con người cần kiên cường trước những nghịch cảnh
- Không ngừng làm đầy khoảng trống tâm hồn, tình cảm và rèn luyện, trau dồi trí tuệ sáng suốt, bản lĩnh kiên cường.

3. Kết bài
Đánh giá ý nghĩa giáo dục sâu sắc của câu danh ngôn.
 

II. Bài văn mẫu nghị luận xã hội: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm...(Chuẩn)

"Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" - câu nói nổi tiếng của nữ anh hùng Đặng Thùy Trâm đã khẳng định bản lĩnh cần có của mỗi một con người trong cuộc sống, bởi thông qua việc vượt qua những khó khăn, chông gai, chúng ta sẽ khẳng định được ý nghĩa, giá trị tồn tại của bản thân. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh".

"Nghịch cảnh" là những khó khăn, thử thách và là điều không may mắn, không suôn sẻ trong cuộc sống của mỗi một con người. Đó là những trắc trở, rủi ro mà chúng ta không hề mong muốn như: Xung đột, chiến tranh, bệnh tật,... Mặc dù đó là những điều mà con người hi vọng không xảy ra nhưng không thể phủ nhận rằng khi trải qua nghịch cảnh, chúng ta sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm quý giá. Câu nói "Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh" đã hướng đến khẳng định ý nghĩa, vai trò của nghịch cảnh đối với con người: Thông qua cách ứng xử và đối diện với nghịch cảnh, con người sẽ thấy được tình cảm, cảm xúc của bản thân; đồng thời thấu hiểu thêm về năng lực và trí tuệ của chính mình.

Như chúng ta đã biết, cuộc sống là bức tranh muôn sắc màu vô cùng phong phú. Sự đa dạng đó được tạo nên từ rất nhiều yếu tố như niềm vui và nỗi buồn, hi vọng và tuyệt vọng, may mắn và thất bại,.... Trong vô vàn những yếu tố đó, nghịch cảnh cũng xuất hiện như một quy luật tất yếu mà con người không thể né tránh. Nghịch cảnh được xem "là một phép thử của tình cảm" bởi thông qua những gian nan, chông gai, chúng ta có thể thấy được tình cảm , tâm hồn của chính bản thân mình và những người xung quanh...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu hoàn chỉnh Nghị luận xã hội: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm...

 

Em hãy lập dàn ý nghị luận xã hội: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm... nhằm giúp người đọc, người nghe hiểu những nét cơ bản nhất về ý nghĩa và giá trị của câu nói, bên cạnh đó, củng cố hơn nữa kĩ năng viết dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội.

ĐỌC NHIỀU