Dàn ý khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong Rừng xà nu

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu


I. Dàn ý Khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong Rừng xà nu

1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu
- Nêu vấn đề nghị luận: Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong tác phẩm

2. Thân bài
a) Giải thích:
- Khuynh hướng sử thi: 
+ Nội dung: Phản ánh những sự kiện trọng đại, mang tính sống còn của dân tộc/ cộng đồng; xây dựng hình tượng người anh hùng tài năng, kết tinnh vẻ đẹp và lí tưởng lớn của dân tộc đó.
+ Hình thức thể hiện: Giọng điệu hào sảng, trang trọng
- Cảm hứng lãng mạn: 
+ Khái niệm: Là cảm hứng của cái tôi trữ tình tác giả 
+ Tác dụng: Để đề cao lí tưởng anh hùng của nhân vật, của cách mạng, của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc của con người trong kháng chiến

b) Biểu hiện và mối quan hệ của hai cảm hứng này trong tác phẩm Rừng xà nu:
- Khuynh hướng sử thi: Sự kiện mang tính trọng đại của buôn làng Xô Man nói riêng, cả đất nước nói chung - đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược đế quốc Mĩ
 - Cảm hứng lãng mạn: Nguyễn Trung Thành đã đặt "cái tôi trữ tình" của mình vào trong hình ảnh những cây xà nu và hình ảnh người anh hùng Tnú - người con của mảnh đất Tây Nguyên.
- Mối quan hệ của hai khuynh hướng này trong tác phẩm: Ở Rừng xà nu chất liệu sử thi và cảm hứng lãng mạn xuyên suốt tác phẩm từ đề tài, hoàn cảnh, con người, thiên nhiên... nhưng nổi bật nhất phải kể đến là hình ảnh cây xà nu cùng bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Tây Nguyên và hình tượng người anh hùng Tnú, kết tinh vẻ đẹp của cộng đồng.
* Hình ảnh cây xà nu, cánh rừng xà nu:
- Cây xà nu: Vốn là biểu tượng của người dân Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên, vì "không nơi đâu, người ta có thể bắt gặp loài cây này mọc nhiều như ở đây" 
+ Cây mọc thành rừng lớn, che chở cho con người, được coi là một phần thân thể của người dân vùng đất này 
+ Là hình ảnh xuất hiện trong phần mở đầu tác phẩm "cả một rừng xà nu rộng lớn kéo dài tận chân trời" và lặp lại ở phần cuối truyện khi hình ảnh của nó kéo dài "hút tận chân trời" => Là "nhân chứng" chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân Xô Man 
- Những vết thương mà cây xà nu phải gánh chịu: "hàng vạn cây không cây nào là không bị thương", "nhựa ứa ra tràn trề... thành từng cục máu lớn"... => Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Sức sống mãnh liệt của loài cây này: 
+ Dù bị tàn phá nhưng chúng vẫn hiên ngang "ưỡn tấm ngực lớn" trước đạn đại bác của kẻ thù
+ "Một cây ngã xuống, bốn năm cây con mọc lên"
=> Tinh thần bất khuất, không chịu khuất phục 

- Là hiện thân cho những khát vọng tự do, sức sống mãnh liệt của con người Tây Nguyên, biểu hiện:
+ Loài cây ham ánh sáng "có ít loài cây nào ham ánh sáng đến thế... rọi từ trên cao xuống"
+ Loài cây mọc thẳng, như một "mũi tên" lao thẳng lên trời 
* Hình ảnh người anh hùng Tnú:
- Là hiện thân, kết tinh vẻ đẹp lí tưởng của cộng đồng
+ Tnú mồ côi cha mẹ, được dân làng Xô Man nuôi lớn => Kết tinh của tình yêu thương thắm thiết giữa người với người nơi đây 
+ Số phận gắn liền với quê hương, đất nước, phải chịu đựng những tổn thương, mất mát do chiến tranh gây ra: Vợ con bị giặc giết, bản thân bị cụt 10 đầu ngón tay vì bị giặc đốt bằng dầu xà nu... 
+ Lớn lên trở thành người lãnh đạo cách mạng kiên trung
- Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp nhất của con người nơi đây:
+ Sự dũng cảm, gan dạ 
+ Ý thức cộng đồng, vì cái Ta chung: Khi bị giặc bắt, tra tấn,...
=> Hình tượng người anh hùng Tnú mang đặc điểm của một nhân vật sử thi, qua nhân vật, tác giả thể hiện rõ một chân lí "Phải lấy bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng"
* Nghệ thuật trần thuật, giọng điệu: Mang đậm tính sử thi, cảm hứng lãng mạn. 

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận và nêu suy nghĩ của bản thân. 
 

II. Bài văn mẫu Khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong Rừng xà nu

Nguyễn Trung Thành là một trong những cây bút văn học tiêu biểu cho nền văn học Cách mạng kháng chiến chống Mỹ. Trong cuộc đời của mình, ông đã sống và gắn bó với mảnh đất và con người Tây Nguyên. Vậy nên, các tác phẩm của ông thường tập trung viết về đề tài con người thiên nhiên trên mảnh đất này. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Rừng xà nu được in trong tập " Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Truyện ngắn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Cách mạng thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Sau cuộc chiến tranh chống Pháp gian khổ, những tưởng nhân dân ta sẽ được hưởng nền độc lập, hòa bình, thống nhất hai miền Nam Bắc. Thế nhưng không, giặc Mỹ đã nhảy dù vào chiến trường miền Nam, biến miền Nam trở thành một thuộc địa kiểu mới, tác động mạnh mẽ tới công cuộc giành độc lập của nước ta. Chúng ta lại một lần nữa phải đứng lên kháng chiến đánh đuổi kẻ thù xâm lược và hai miền Nam Bắc lại một lần nữa bị chia cắt. Chính vì hoàn cảnh lịch sử đặc biệt như vậy, văn học trong thời kì này thường gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn...(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong Rừng xà nu tại đây.

 


Bằng những kiến thức đã học và được trau dồi của bản thân, các em cùng hoàn thành phần dàn ý khuynh hướng sử thi và khuynh hướng lãng mạn trong Rừng xà nu nhằm giúp người đọc hiểu một cách khái quát nhất về hai khuynh hướng nghệ thuật tiêu biểu đã được Nguyên Ngọc sử dụng nhuần nhuyễn trong tác phẩm này.
Phân tích tính sử thi của tác phẩm Rừng xà nu
Dàn ý phân tích tính sử thi trong Rừng xà nu
Dàn ý phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu
Phân tích hình tượng rừng xà nu
Phân tích hình tượng cây xà nu trong Rừng xà nu
Phân tích cảm hứng sử thi trong Rừng xà nu

ĐỌC NHIỀU