Trong bài viết dưới đây Taimienphi.vn sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc về CPU tiến trình 7nm và 10nm là gì?
CPU được tạo ra bằng cách sử dụng hàng tỷ bóng bán dẫn nhỏ, cổng điện chuyển đổi bật tắt để thực hiện tính toán. Các bóng bán dẫn sử dụng năng lượng để làm điều này, và bóng dán dẫn càng nhỏ thì càng tiêu thụ ít năng lượng.
7nm và 10 nm là các phép đo kích thước bóng bán dẫn. "nm" là viết tắt của nanomet, đơn vị đo độ dài cự nhỏ, và là thước đo hữu ích để đánh giá mức độ mạnh mẽ của CPU.
10nm là quy trình sản xuất CPU mới của Intel, được ra mắt vào quý 4/2019. 7nm thường được đề cập trong quy trình của TSMC, là tiến trình mà AMD lựa chọn để sản xuất CPU thế hệ tiếp theo và chip A12X của Apple.
Vì sao các tiến trình mới này lại quan trọng?
Theo định luật Moore, số lượng bóng bán dẫn trên chip tăng gấp đôi mỗi năm, trong khi chi phí giảm đi một nửa, sử dụng trong thời gian dài hơn nhưng gần đây bị chậm lại. Quay trở lại vào cuối những năm 90, đầu năm 2000, kích thước bóng bán dẫn giảm xuống 1 nửa cứ sau 2 năm, dẫn đến những cải tiến lớn.
Tuy nhiên con số này ngày càng thu hẹp lại, cụ thể như bóng bán dẫn của Intel kể từ năm 2014. Những quy trình sản xuất CPU mới này thu hẹp bóng dán dẫn trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là từ Intel, và đại diện cho định luật Moore.
Với sự tụt hậu của Intel, ngay cả các thiết bị di động cũng có cơ hội để đuổi kịp, cụ thể chip A12X của Apple được sản xuất dựa trên tiến trình 7nm của TSMC và Samsung có tiến trình 10nm riêng của hãng. Và với CPU thế hệ tiếp theo của AMD dựa trên tiến trình 7nm của TSMC đánh dấu cơ hội để vượt mặt Intel về mặt hiệu năng và cuộc cạnh tranh lành mạnh để giành ngôi vương "độc quyền"của Intel trên thị trường, ít nhất là cho đến khi chip Sunny Cove 10nm của Intel bắt đầu lên kệ.
nm nghĩa là gì?
CPU được tạo ra bằng phương pháp quang khắc (photolithography), trong đó image của CPU được khắc trên miếng silicon. Chính xác phương thức này được gọi là quá trình node và được đo bằng cách dựa vào kích thước các bóng bán dẫn mà nhà sản xuất tạo ra. Vì các bóng bán dẫn càng nhỏ hiệu suất năng lượng càng lớn, chúng có thể thực hiện nhiều phép tính hơn mà không quá nóng - một trong những yếu tố giới hạn hiệu suất CPU.
Ngoài ra kích thước các bóng bán dẫn càng nhỏ giúp giảm chi phí và tăng cường mật độ trên cùng kích thước, điều này có nghĩa là một chip có thể có nhiều lõi hơn. Tiến trình 7nm có hiệu suất tăng gấp 2 lần so với tiến trình node 14nm trước đó, cho phép các công ty như AMD phát hành chip máy chủ 64 lõi, cải tiến lớn hơn so với 32 lõi như trước đây.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù Intel vẫn sử dụng tiến trình 14nm và AMD sớm ra mắt vi xử lý 7nm của họ, nhưng điều này không có nghĩa là hiệu suất vi xử lý của AMD sẽ nhanh gấp 2 lần Intel. Hiệu suất không còn chính xác với kích thước bóng bán dẫn, và ở quy mô nhỏ như vậy những con số này không còn chính xác nữa.
Chip di động sẽ thấy những cải tiến lớn nhất
Mặc dù việc thu hẹp bóng bán dẫn có ý nghĩa về mặt hiệu năng, nhưng điều này cũng có ý nghĩa rất lớn đối với chip di động và chip laptop nguồn thấp. Với tiến trình 7nm (so với 14nm), hiệu suất sẽ cao hơn 25% so với cùng một công suất hoặc chúng ta có thể có được hiệu suất tương tự cho một nửa công suất.
Điều này có nghĩa là thời lượng pin sẽ kéo dài hơn với cùng hiệu suất và chip mạnh hơn trên các thiết bị kích thước nhỏ hơn. Minh chứng cụ thể như chip A12X của Apple sản xuất dựa theo tiến trình 7nm lần đầu tiên được tung ra thị trường đã "ăn đứt" một số chip Intel cũ hơn.
Bài vieeys trên đây bạn đọc đã cùng Taimienphi.vn tìm hiểu về CPU tiến trình 7nm và 10nm là gì? Ngoài ra nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn đọc để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết, Taimienphi.vn sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn sớm nhất có thể.
Để kiểm tra tốc độ, thông tin CPU trên máy tính, các bạn có thể dùng nhiều phần mềm khác nhau, trong đó CPU Z là phần mềm phổ biến nhất hiện nay, download CPU Z tại đây.
Trường hợp CPU chạy 100% làm giảm tốc độ làm việc của máy tính, các bạn tham khảo cách sửa lỗi CPU 100% tại đây.